Những điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản bạn cần nắm chắc
Mục lục [Ẩn]
Thực hiện thiên chức làm mẹ là một điều vô cùng thiêng liêng đối với người phụ nữ, để bảo vệ cũng như hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình vượt cạn đã có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ quyền lợi sinh sản được ra đời mang đến rất nhiều lợi ích to lớn. Tuy nhiên, để có thể hưởng trọn vẹn những quyền lợi trên bảo hiểm thai sản, người tham gia bảo hiểm cần tuân thủ các điều kiện sau:
Những đối tượng được bảo hiểm thai sản bảo vệ
Đối tượng được bảo hiểm thai sản bảo vệ và hỗ trợ quyền lợi hiện nay gồm:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Ngoài ra, một số bảo hiểm còn mở rộng đối tượng được hưởng bảo hiểm đó là chồng có vợ sinh con để giúp nam giới có thể chia sẻ một phần vất vả với người vợ của mình.
Thời gian tham gia bảo hiểm theo quy định
Hiện nay, để hưởng chế độ độ thai sản thì pháp luật có quy định rất rõ về thời gian tối thiểu khách hàng cần tham gia để có thể nhận được trợ cấp:
- Nếu tham gia bảo hiểm xã hội chế độ thai sản: Người tham gia bảo hiểm phải là lao động nữ khi mang thai hoặc sinh con, có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con và có tham gia bảo hiểm xã hội chế độ thai sản.
- Nếu tham gia các gói bảo hiểm sức khỏe có quyền thai sản: Bạn cần đảm bảo đủ thời gian chờ từ lúc mang thai đến lúc sinh em bé thì mới đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản.
- Hợp đồng bảo hiểm thông thường có thời hạn 1 năm và thời gian chờ đối với quyền lợi bảo hiểm của hầu hết các đơn vị là 270 ngày tương đương với 9 tháng.
- Thời điểm thích hợp để mang thai thông thường là sau 1 - 1.5 tháng kể từ thời điểm bạn tham gia bảo hiểm thai sản. Tránh trường hợp vừa mua bảo hiểm đã có bầu liền, vì có những trường hợp sinh non sinh thiếu tháng, tức là chưa đủ 270 ngày đã sinh. Như vậy sẽ không được thanh toán cho các chi phí sinh này.
Thời gian tham gia bảo hiểm theo quy định
Mức hưởng bảo hiểm thai sản đối với từng trường hợp
Dưới đây là mức hưởng mà bảo hiểm thai sản chi trả cho các trường hợp cụ thể như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (căn cứ điểm a, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH);
Trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước sinh con hoặc nhận con nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước sinh (căn cứ điểm b, điều 9 thông tư 59/2015/TT - BLĐTBXH)
Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Ngoài ra còn một số trường hợp khác khi người tham gia bảo hiểm không phải là lao động nữ mà là chồng hoặc cha tham gia bảo hiểm đủ điều kiện được pháp luật quy định như sau:
- Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
- Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Mức hưởng bảo hiểm thai sản tại các công ty
Do mỗi công ty có quy định về mức phí tham gia bảo hiểm là khác nhau nên mức hưởng đối với chế độ thai sản của khách hàng cũng vì thế mà có sự khác biệt rõ rệt. Bên cạnh số tiền hỗ trợ, đối với từng công ty sẽ có những quyền lợi thai sản riêng cho người tham gia bảo hiểm ví dụ như: Bệnh viện được khám bệnh, số lần khám…
Xem ngay: Mức hưởng bảo hiểm y tế thai sản trái tuyến và các chế độ đãi ngộ
Mức hưởng bảo hiểm thai sản tại các công ty
Thủ tục và hồ sơ cần có để hưởng bảo hiểm
Theo quy định tại điều 101 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH năm 2014.
Khi tham gia bảo hiểm thai sản, bạn phải nắm rõ những điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản trên đây để được hưởng tối đa những quyền lợi mà bảo hiểm thai sản cung cấp nhằm giảm bớt một phần gánh nặng chi phí sinh con.
Nhận tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí!!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất