Mã số định danh – Cú hích cho cải cách hành chính tại TP HCM
Mục lục [Ẩn]
Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, Chính phủ đã thông qua nghị quyết 112 chính thức khai tử sổ hộ khẩu. Từ đó, việc quản lý dân cư bằng sổ tạm trú cũng chính thức được bãi bỏ, thay vào đó sử dụng mã số định danh trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Định nghĩa KT3
KT3 là sổ tạm trú dài hạn (không xác định thời hạn) ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đã đăng ký thường trú. Ví dụ: Công dân có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội nhưng hiện sinh sống và làm việc tại Tp HCM, khi đăng ký tạm trú dài hạn sẽ được cấp sổ KT3.
Sổ tạm trú dài hạn KT3 trước đây
>>> Tìm hiểu thêm: Hồ sơ vay thế chấp ngân hàng: Sổ KT3 là gì?
Trước đây, thủ tục xin tạm trú ở Tp. HCM khá phức tạp. Theo quy định tại điều 30 Luật cư trú 2013, người đăng ký tạm trú ngoài việc xuất trình giấy CMND còn phải nộp đủ 3 loại giấy tờ khác như bản khai nhân khẩu, phiếu báo thay đổi nhân khẩu - hộ khẩu và giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trong trường hợp đi thuê trọ, mượn, ở nhờ thì đăng ký tạm trú cần có xác nhận chứng minh sự đồng ý của chủ nhà bằng văn bản. Công An phường, quận sau khi tiếp nhận hồ sơ sau 3 ngày làm việc sẽ cấp sổ tạm trú theo quy định. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện, còn nhiều giấy tờ phát sinh thêm khiến thời gian bị kéo dài. Ngoài ra, nhiều địa phương ở Tp.HCM cũng xảy ra tình trạng hết sổ tạm trú cung cấp cho người dân.
Thủ tục xin tạm trú ở TP HCM khiến nhiều người bối rối (ảnh minh họa)
Chính sự phức tạp trong hồ sơ và thủ tục đã gây khó khăn cho sinh viên, người lao động đến Tp HCM tạm trú để sinh sống, học tập và lao động.
Vừa qua, ngày 30/10/2017, Chính phủ đã có quyết định giao cho Bộ công an tiến hành loại bỏ sổ hộ khẩu và sổ tạm trú. Thay vì cấp sổ tạm trú dài hạn (KT3) cho người dân hiện nay, công an cấp xã sẽ cập nhật thông tin về nơi tạm trú của người dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo mã số định danh.
Số định danh là gì?
Hiện nay, theo quy định, công dân từ 14 tuổi trở lên sẽ đi đăng ký thẻ căn cước công dân thay cho CMND. Số thẻ căn cước cũng đồng thời chính là số định danh.
Số định danh là dãy 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Thủ tục đăng ký thẻ căn cước đối với công dân đăng ký lần đầu tương tự như thủ tục đăng ký CMND. Với công dân muốn đổi từ CMND sang thẻ căn cước, cán bộ Công An sẽ có trách nhiệm thu thập, hướng dẫn thực hiện.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thực hư chuyện cần 8 loại giấy tờ để làm sổ tạm trú Hà Nội
Thẻ căn cước công dân và mã số định danh
Sử dụng số định danh thay cho KT3?
Thay vì mất thời gian chuẩn bị hồ sơ, người đăng ký tạm trú chỉ cần thông báo với cơ quan Công an cấp xã, phường nơi mình sinh sống và tạm trú, mọi thông tin sẽ được cập nhật và đối chiếu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Thực chất, trên thế giới đều đã áp dụng thẻ căn cước và mã số định danh từ rất lâu, chỉ còn một số ít quốc gia châu Á vẫn áp dụng hình thức sổ hộ khẩu và sổ tạm trú.
Tuy nhiên, từ khi ra quyết định đến lúc áp dụng và thực thi vẫn cần thời gian nhất định để đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, đào tạo cán bộ hành chính, điều chỉnh luật và các quy định liên quan, thay thể toàn bộ CMND bằng thẻ căn cước,…
Hi vọng việc sử dụng thẻ căn cước và số định danh cùng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú ở TP HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ là một cú hích cho việc cải cách hành chính.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất