avatart

khach

icon

Paypal là gì mà ngày càng nhiều người Việt sử dụng đến thế?

Kiến thức thẻ ATM

- 19/06/2019

0

Kiến thức thẻ ATM

19/06/2019

0

PayPal là một khái niệm không còn xa lạ trên thế giới nhưng với người Việt Nam, mức độ phổ cập của hệ thống này chưa cao và nhiều người vẫn còn nhiều băn khoăn về PayPal là gì?

Mục lục [Ẩn]

Với nhu cầu thanh toán và giao dịch quốc tế đang bùng nổ mạnh mẽ thời gian gần đây, các dịch vụ thanh toán quốc tế đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của rất nhiều người dân Việt, nhưng có một dịch vụ dù đã ra đời từ lâu nhưng chưa bao giờ lỗi thời – PayPal. Vậy PayPal là gì?

PayPal là gì?

PayPal là một dịch vụ cho phép bạn thanh toán, gửi tiền và chấp nhận thanh toán, hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, cho phép thanh toán trực tuyến và thu phí khi bạn gửi tiền hoặc nhận tiền.

Trong hoạt động giao dịch quốc tế, PayPal đóng vai trò làm nhà trung gian với đặc điểm hoạt động như sau: Người mua hàng (A) gửi tiền cho PayPal giữ, người mua (A) cần mua hàng của người bán (B) thì yêu cầu PayPal trả tiền cho người bán (B).

PayPal nổi lên là một lựa chọn hấp dẫn nhất toàn thế giới với hơn 35% thị phần dịch vụ thanh toán trực tuyến và kết nối với hàng triệu điểm thanh toán và các website thương mại điện tử toàn thế giới. Do vậy khi sử dụng PayPal, bạn gần như có thể mua sắm hàng hóa từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

Xem ngay: Gửi tiền ra nước ngoài qua Paypal và những điều không phải ai cũng biết.

PayPal là gì?

PayPal là một dịch vụ cho phép bạn thanh toán quốc tế rất nhanh chóng

Lợi ích khi sử dụng PayPal?

Không phải ngẫu nhiên mà PayPal được hàng triệu người trên thế giới sử dụng đến thế nếu chúng không có những lợi ích sau:

  • Thanh toán nhanh chóng: Giao dịch nhanh chóng, tức thời
  • Dễ dàng chuyển Paypal giữa các tài khoản PayPal
  • Không cần nhập thông tin chủ thẻ: Thông tin của chủ thẻ được lưu trữ một lần khi đăng ký tài khoản. Bạn không cần nhập đi nhập lại thông tin chủ thẻ khi thanh toán
  • Bảo mật thông tin khách hàng: Thông tin của chủ thẻ được bảo mật tuyệt đối
  • Phổ biến: Mạng lưới thanh toán rộng khắp các nước trên thế giới, bao gồm Amazon và eBay
  • Hỗ trợ: Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt và nhanh chóng
  • Tính năng Chargeback giúp các khách hàng có thể đòi lại tiền khi gửi tiền đến các tài khoản khác.

Các loại tài khoản PayPal

Hiện tại PayPal đang cung cấp 3 loại tài khoản cho khách hàng lựa chọn:

  1. Personal: dành cho khách hàng chỉ có mua hàng trực tuyến. Bạn bị giới hạn nhận và gửi tiền trong 1 tháng là 500$. Với tài khoản này bạn chỉ có thể thực hiện được tối đa 5 thanh toán từ thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán một năm và tất cả là miễn phí. Thanh toán từ các tài khoản PayPal khác thì không giới hạn.
  2. Premier: dùng cho người dùng PayPal thanh toán với số tiền nhiều và thường xuyên thực hiện giao dịch, hay muốn sử dụng các chức năng cao của PayPal mà PayPal personal không có. PayPal Premier được đăng ký dưới tên cá nhân và không có giới hạn về số giao dịch hay các thanh ton bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, tuy nhiên phải trả phí cho từng giao dịch.
  3. Business: dành cho doanh nghiệp, được đăng ký bởi công ty hay tập đoàn và có thể nhận tiền từ khách hàng không có tài khoản PayPal. Cũng giống như tài khoản PayPal Premier, tài khoản này có thể nhận không giới hạn các thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, và các giao dịch đều tốn phí.

Điều kiện để mở tài khoản PayPal

Để mở được tài khoản PayPal bạn cần đảm bảo những điều kiện:

  • Đảm bảo đủ 18 tuổi và có CMND
  • Sở hữu thẻ Visa hoặc MasterCard hoặc American Express
  • Có địa chỉ email
  • Có nhu cầu giao dịch quốc tế.

Lưu ý khi sử dụng PayPal

Bạn có biết: Thẻ tín dụng Paypal giúp thanh toán trên toàn quốc tế nhanh chóng hơn.

Bạn chỉ có thể sử dụng các loại thẻ quốc tế mới có thể sử dụng PayPalBạn chỉ có thể sử dụng các loại thẻ quốc tế mới có thể sử dụng PayPal

  • PayPal mang bản chất là công ty thương mại điện tử đóng vai trò là trung gian thanh toán, không phải là một tổ chức tài chính hay quỹ tài chính.
  • Các loại thẻ mang tính chất quốc tế mới có thể sử dụng PayPal, điển hình nhất là thẻ Visa và MasterCard. Các loại thẻ ATM nội địa không thể dùng được với PayPal.
  • Khi xác nhận  trong lúc đăng ký, thẻ của bạn sẽ bị lấy đi 1,95 USD và bạn sẽ dùng mã số của giao dịch đó để xác nhận. Sau khi xác nhận xong thì tài khoản của bạn sẽ được trả lại 1,95 USD.
  • Các thông trên thẻ bao gồm 16 chữ số mã thẻ, ngày hết hạn (theo dạng 12/2012, nếu thẻ có 2 ngày thì bạn xem ở ngày gần nhất), 3 chữ số bảo mật (CSC, riêng thẻ American Express là 4 số) và tên chủ thẻ. Tên chủ thẻ phải trùng với tên với tên tài khoản của PayPal. Các thông tin này phải cần khi đăng kí PayPal.
  • Tiền có thể mất vài ngày đến hơn tuần để về tài khoản, nếu tiền không về tài khoản sẽ được hoàn lại cho tài khoản PayPal.
  • Bạn không cần xác nhận thẻ Credit Card vẫn có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng.
  • Hiện tại ở Việt Nam không hỗ trợ nạp tiền vào tài khoản PayPal, nhưng khi thanh toán, PayPal sẽ tự động trừ tiền từ thẻ bạn đã đăng ký và cũng sẽ tự động chuyển đổi tiền mặc định trong tài khoản thành USD để giao dịch.

Với sự phổ biến quy mô toàn thế giới của PayPal, khách hàng hoàn toàn yên tâm về độ tin cậy và sự an toàn khi thanh toán quốc tế vốn chứa đầy rủi ro về tỷ giá cũng như đạo đức. Tuy nhiên cũng chính vì độ phổ biến mà hiện tại nhiều website thương mại điện tử nước ngoài đang giả mạo tính năng PayPal để tăng độ tin tưởng cho khách hàng, vì thế bạn cần giao dịch ở các nơi uy tín và đã được kiểm chứng từ nhiều người để tránh những rủi ro không đáng có.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn thẻ tín dụng

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH THẺ TÍN DỤNG

Số mức thu nhập

Chọn số mức thu nhập

Hình thức nhận lương

Chọn hình thức nhận lương

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *