Nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm sẽ có lợi hơn?
Mục lục [Ẩn]
Đôi nét về bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Gửi tiết kiệm: Là một hình thức đầu tư phổ biến hiện nay, được đánh giá là tương đối an toàn và ít rủi ro. Với hình thức này, khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng có mục đích chính đó là tiết kiệm. Tức là đây là một khoản tiền để dành, chưa có kế hoạch sử dụng, chứ không phải khoản tiền cho việc chi tiêu thường xuyên, thanh toán cá nhân. Khách hàng sẽ đạt được một khoản lợi nhuận nhất định từ ngân hàng bằng hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, nếu so sánh giữa tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu và gửi tiết kiệm thì có sự khác biệt rất lớn. BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, còn hoạt động gửi tiết kiệm của ngân hàng là nhằm mục đích sinh lời, là nghề kinh doanh có lời nhất và cũng có thể bị phá sản.
Nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm?
Để quyết định nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm khách hàng cần nắm rõ các đặc điểm của hai loại hình đầu tư này. Dưới đây là những so sánh cơ bản nhất người sử dụng cần nắm.
Tiêu chí | Bảo hiểm xã hội | Gửi tiết kiệm |
Chủ thể quản lý | Cơ quan Bảo hiểm xã hội của Nhà nước trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. | Các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước hoặc cổ phần hóa. |
Cơ chế hoạt động | Bảo hiểm xã hội là loại hình hoạt động phi lợi nhuận. | Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là hoạt động vì lợi nhuận, tuy nhiên chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước theo Luật Các Tổ chức tín dụng. Trong trường hợp ngân hàng phá sản, người gửi tiền có thể chịu rủi ro đối với số tiền của mình. |
Phương thức nộp tiền |
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc nộp tiền được doanh nghiệp, tổ chức thực hiện và thường nộp hàng tháng. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được chọn các phương thức đóng sau đây: + Đóng hàng tháng + Đóng 3 tháng một lần + Đóng 6 tháng một lần + Đóng 12 tháng một lần + Đóng một lần cho nhiều năm về sau, nhưng không quá 5 năm một lần + Đóng một lần cho những năm còn thiều đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian tham gia, nhưng không quá 10 năm (120 tháng tham gia bảo hiểm xã hội). |
Gửi một hoặc nhiều lần tùy theo nhu cầu, có thể gửi tại quầy giao dịch hoặc gửi trực tuyến tại các ngân hàng thương mại. |
Phương thức rút tiền | Khi đủ thời gian tham gia, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng hoặc lựa chọn rút một lần trước hạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. | Rút khi đáo hạn hoặc rút trước hạn. Nếu rút trước hạn chỉ được nhận lãi suất tiền gửi không kỳ hạn rất thấp (vào khoảng 0,5 - 1%/năm) |
Tính thanh khoản | Bảo hiểm xã hội là hình thức góp tiền để bù đắp các rủi ro trong cuộc sống và hưởng lương hưu khi về già. Nếu không thuộc trường hợp có thể lĩnh trước hạn một lần, người tham gia sẽ không được phép rút tiền. | Người gửi tiết kiệm có thể dễ dàng rút tiền hoặc vay cầm cố trên sổ tiết kiệm của mình. Ưu điểm này cũng chính là nhược điểm bởi nếu không có kỷ luật tiết kiệm thì rủi ro không có nguồn tài chính khi về già là hiện hữu. |
Quyền lợi được hưởng |
- Chế độ ốm đau: Người đóng bảo hiểm xã hội bị ốm đau hoặc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Mức hưởng chế độ ốm đau là 75% lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm cho số ngày được hưởng chế độ ốm đau. - Chế độ thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; - Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Được hưởng trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động. - Chế độ hưu trí: Lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu. Theo đó, chế độ hưu trí không bị giới hạn theo thời gian sống của người tham gia. - Chế độ tử tuất: Trợ cấp mai táng, chế cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần - Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác. => Các quyền lợi của bảo hiểm xã hội được hưởng nói trên là không bị giới hạn khi đủ kiều kiện và hồ sơ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. |
Đối với gửi tiết kiệm, quyền lợi của người gửi tiền chỉ gồm lãi suất nhận được. Quyền lợi này là có giới hạn và biết trước theo biểu lãi suất của ngân hàng. Trường hợp tuổi thọ càng cao, rủi ro không đủ chi phí trang trải càng lớn (longevity risk). Trong khi đó, bảo hiểm xã hội chi trả chế độ hưu trí không giới hạn tuổi thọ của người tham gia khi về hưu. |
Nhận xét: Bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm đều là hai hình thức đầu tư hiệu quả cho tương lai sau này của chính bản thân và cho con cái của mình. Tuy nhiên, nếu xét về từng phương diện cụ thể thì hai hình thức này đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, để có cho mình lựa chọn tốt nhất, người tiêu dùng nên cân nhắc lại nhu cầu hiện tại của bản thân và soi xét thật kỹ sự phù hợp giữa mua bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm.
Nên mua bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm
Lưu ý khi mua bảo hiểm xã hội khách hàng cần nắm
Dưới đây là những lưu ý khi tham gia bảo hiểm xã hội khách hàng cần nắm để mang lại lợi ích tốt nhất cho bản thân mình:
Đối tượng
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, căn cứ vào các Điều 4, 7 và 17; Các nhóm đối tượng sau đây bắt buộc phải tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Người lao động làm việc có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định;
- Người quản lý điều hành hợp tác xã, người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương;
- Người sử dụng lao động: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ chức hợp tác nước ngoài tại Việt Nam… và các doanh nghiệp, các tổ chức khác, cá nhân có sử dụng người làm việc theo hợp đồng lao động.
Mức bảo hiểm đóng hàng tháng
Trong 2 năm, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tổng mức lương và phụ cấp lương được tính là tiền lương tháng đóng bảo hiểm.
Từ ngày 01/01/2018 đến nay, theo khoản 2 Điều 6 Quyết định 595, có sự thay đổi trong cách tính, tiền lương tháng đóng bảo hiểm gồm tổng mức lương kèm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Phụ cấp lương là các khoản để bổ sung các yếu tố về điều kiện lao động, sinh hoạt, tính phức tạp của công việc, độ thu hút lao động mà mức lương chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh, nặng nhọc, độc hại, thâm niên… mà trong hợp đồng lao động chưa được tính đến. Có nhiều loại phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp lưu động…
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm các khoản phúc lợi và chế độ khác, các khoản hỗ trợ xăng xe, tiền điện thoại, phí đi lại, tiền thưởng, tiền ăn… và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi trong hợp đồng lao động.
- Đồng thời, mức bảo hiểm đóng hàng tháng tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc trong điều kiện lao động bình thường. Mỗi tháng, mức đóng bảo hiểm tối đa bằng 20 lần tháng lương cơ sở.
Các phương thức đóng bảo hiểm
- Phương thức đóng hàng tháng
- Từ ngày đầu tiên đến chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng, cơ quan sử dụng lao động theo tỷ lệ trên trích tiền đóng bảo hiểm từ quỹ lương cơ quan và từ lương tháng của từng người lao động, chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
- Phương thức 1 hay 2 quý đóng một lần
- Phương thức này áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trả lương theo sản phẩm làm ra, theo khoán doanh thu.
- Người sử dụng lao động phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng.
- Phương thức đóng theo địa bàn
- Trụ sở chính của đơn vị đóng bảo hiểm trên tỉnh nào thì đăng ký tham gia tại địa bàn tỉnh đó theo quy định của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Doanh nghiệp có chi nhánh hoạt động tại tỉnh nào thì đóng bảo hiểm tại tỉnh đó.
Có thể thấy, tham gia bảo hiểm xã hội đem lại lợi ích vượt trội hơn gửi tiết kiệm cả về lợi ích tài chính (quyền lợi được hưởng) và lợi ích phi tài chính (mức độ an toàn). Vì vậy, nếu không thuộc các đối tượng bắt buộc được tham gia, thì bạn nên tham gia theo hình thức tự nguyện để được hưởng đầy đủ chế độ trong độ tuổi lao động cũng như khi về già.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất