Có nên sử dụng dịch vụ giữ hộ vàng ACB hiện nay?
Mục lục [Ẩn]
ACB từ lâu đã luôn là ngân hàng nhận được nhiều sự tín nhiệm của người tiêu dùng không chỉ vì dịch vụ đa dạng, lãi suất hấp dẫn mà còn vì thái độ phục vụ chuyện nghiệp của nhân viên. Trong tất cả các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì phải kể đến dịch vụ giữ hộ vàng của ACB.
Đôi nét về dịch vụ giữ hộ vàng ACB
Giữ hộ vàng là hình thức người dân gửi vàng cho các ngân hàng để giữ hộ và trả một khoản phí cho việc giữ hộ này. Hiện nay, ngân hàng nhà nước chỉ chấp nhận cho phép các ngân hàng thương mại giữ hộ vàng miếng, đối với các hình thức vàng khác thì không.
Ngân hàng nhà nước cũng có những quy định nghiêm ngặt về việc giữ vàng tại các ngân hàng. Các ngân hàng “giữ hộ vàng” phải có giấy phép thành lập và hoạt động, trong đó phải có nội dung hoạt động bảo quản, có phương tiện bảo quản, kho đủ tiêu chuẩn, đồng thời có quy trình nội bộ đầy đủ về việc bảo quản vàng.
Đọc thêm: Giữ hộ vàng là gì? Ngân hàng nào được giữ hộ vàng hiện nay?
ACB đã phải chấm dứt dịch vụ giữ hộ vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Một trong số các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép giữ hộ vàng là ACB. Theo đó, ngày 18/07/2012, ngân hàng ACB đã phát hành Chứng chỉ huy động vàng với thời hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng, lãi suất khá cạnh tranh là 0,8%/năm. Thông tin chi tiết về nội dung này, bạn truy cập TẠI ĐÂY.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì ACB nói riêng và các ngân hàng thương mại khác nói chung phải chấm dứt phát hành Chứng chỉ huy động vàng từ ngày 25/11/2012.
Do đó, các Chứng chỉ huy động vàng đã đến hạn nhưng khách hàng chưa đến nhận thì ngân hàng sẽ chuyển sang Giữ hộ vàng. Phí giữ hộ vàng ACB theo quy định hiện hành là 0,05% và tối thiểu là 20.000 VND. Bên cạnh đó trong thời gian giữ hộ, khách hàng sẽ không được ACB tiếp tục trả lãi suất như trước đó.
Với các chứng chỉ huy động vàng chưa đến hạn thì ACB vẫn tiếp tục thực hiện cam kết cho đến ngày đáo hạn.
Ngày 19/07/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 1587/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung vào Điều 2 Quyết định số 86/QĐ-NH5 ngày 24/4/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cho ngân hàng Á Châu hoạt động “Cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ và két an toàn.
Vì thế theo quyết định này, Ngân hàng Á Châu đã được phép chính thức mở dịch vụ giữ hộ vàng.
Đọc thêm: Có nên sử dụng dịch vụ giữ hộ vàng MBBank
Có nên sử dụng dịch vụ giữ hộ vàng ACB?
Bởi vì buộc phải tuân thủ quy định từ Ngân hàng Nhà nước nên ACB đã gặp không ít phản ánh không tốt từ người sử dụng.
Theo đó, trước khi có quy định ban hành, ngân hàng khá cởi mở với khách hàng. Hơn nữa, để phục vụ người dùng tốt hơn, ACB chỉ thu phí giữ vàng khoảng 6 tháng đầu tiên và cam kết sẽ không thu thêm bất kỳ chi phí nào khác từ tháng thứ 7 trở đi.
Tuy nhiên, ngay khi quyết định từ Ngân hàng Nhà nước được ban hành, ACB đã gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu hầu hết khách hàng đang gửi vàng tại thời điểm hiện tại phải ký lại hợp đồng gửi vàng.
Dù đưa ra các chính sách ưu đãi là chỉ thu 10% so với mức phí quy định, tức là khoảng 2.000 VND/lượng nhưng vẫn gặp phải nhiều phản đối từ người dân.
Nếu đồng ý thì ACB sẽ tiếp tục giữ khoản vàng mà khách hàng đã gửi và ngược lại, người tham gia sẽ phải đến ngân hàng để mang vàng về nhà.
Tính tại thời năm 2013, rất nhiều người sẽ phải bù thêm hơn cả triệu đồng cho khoản vàng gửi của mình nên phần lớn đều chọn cách rút toàn bộ số vàng đã gửi đem về nhà cất giữ.
Ngoài ra, sau khi Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh về chính sách, phần lớn các ngân hàng đều không còn mặn mà khi giữ vàng hộ người dùng. Lí do là vì trước đây với số vàng huy động, ngân hàng có thể dùng 30 đến 40% số vàng này để chuyển thành tiền cho vay hoặc dùng cho mục đích ngắn hạn khác.
Nhưng quy định mới đã siết chặt hơn khiến các ngân hàng không thế áp dụng điều này để tăng thêm lợi nhuận như trước.
Xem ngay: CẬP NHẬT NHANH NHẤT GIÁ VÀNG HIỆN NAY
Tại ACB, dịch vụ giữ hộ vàng ngay khi vừa ra mắt đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng bởi vì giúp người dùng cảm thấy an toàn hơn khi gửi vàng cho một doanh nghiệp uy tín giữ hộ với mức chi phí rẻ.
Nhưng sau khi có Quyết định mới vào năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước ban hành, phần lớn người tham gia đều rút toàn bộ tài sản về nhà cất giữ.
Xem thêm: Dịch vụ giữ hộ vàng BIDV phí bao nhiêu?
Do ảnh hưởng này nên tính đến nay, giữ hộ vàng ACB nói riêng và các ngân hàng khách nói chung dường như không còn được biết đến nhiều như trước khiến ngân hàng khó kiếm thêm lợi nhuận. Vì thế để dịch vụ này có thể phục hồi trở lại thì cần có sự điều chỉnh phù hợp từ Ngân hàng Nhà nước trong tương lai. Từ những phân tích ở trên chắc chắn bạn đã có thể cho mình câu trả lời phù hợp cho câu hỏi trên.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất