4 nguyên tắc của bảo hiểm phi nhân thọ bạn không thể không biết
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cam kết chi trả những tổn thất, thiệt hại về vật chất, con người, tài sản… cho đối tượng được bảo hiểm trong trường hợp những rủi ro đó thuộc phạm vi bảo hiểm đã được thỏa thuận và ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng.
Đây được xem là một loại hình bảo hiểm thương mại, vừa bảo vệ sức khỏe con người vừa bảo vệ tài sản. Vậy bạn có biết bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động dựa trên các nguyên tắc nào? Hãy cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc trung thực (Utmost good faith)
Đây là nguyên tắc của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Phạm vi của nguyên tắc áp dụng cho cả công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Trong bảo hiểm phi nhân thọ, việc không trung thực sẽ khiến cho cả 2 bên là công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro và thiệt hại lớn.
Không những vậy, việc không trung thực sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín và độ tin cậy của bảo hiểm cũng như quyền lợi của khách hàng. Vì vậy, công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm phi nhân thọ phải tuyệt đối trung thực không lừa dối nhau.
Xem thêm: Quy tắc bảo hiểm sức khỏe và những lưu ý quan trọng cần biết.
Nguyên tắc trung thực trong bảo hiểm phi nhân thọ
Người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ có bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo. Mục đích của nguyên tắc trung thực tuyệt đối là giảm chi phí đánh giá rủi ro và ràng buộc trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ.
Theo nguyên tắc này, bên biết thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ mà mình tham gia sẽ phải thông báo cho bên đối tác về thông tin đó. Đặc biệt, không được mua bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất (gọi là trục lợi bảo hiểm).
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc trung thực trong việc giao dịch, giới thiệu để chào bán các nghiệp vụ bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ với khách hàng.
Công ty bảo hiểm thông qua cán bộ khai thác hoặc đại lý của mình phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ như quyền lợi bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giải thích điều khoản, giải đáp những thắc mắc cho người tham gia bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để ký kết hợp đồng bảo hiểm thì người được bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh do sai sót của mình.
Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (Insurable Interest)
Dù trong bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ, lợi ích bảo hiểm luôn là điểm vô cùng quan trọng bởi đó là quyền lợi liên quan và gắn liền với đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm phi nhân thọ, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Cụ thể đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nguyên tắc này được thể hiện như sau:
- Trong bảo hiểm tài sản: Người mua bảo hiểm có một số liên hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận. Mối liên hệ đầu tiên được pháp luật công nhận là chủ sở hữu. Mối liên hệ thứ hai là quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản đó.
Ví dụ:
Một người có quyền lợi bảo hiểm đối với đồ vật người đó mượn bởi vì nếu chúng bị mất hoặc bị hư hại, người đó sẽ phải thực hiện thay thế, sửa chữa, đền tiền hay khôi phục lại.
Xem thêm: Những quy định chung về bồi thường trong bảo hiểm tài sản.
Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm
- Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Quyền lợi bảo hiểm phải căn cứ theo quy định của luật pháp về ràng buộc trách nhiệm dân sự.
Ví dụ:
Muốn mua bảo hiểm ô tô, anh A phải là chủ sở hữu đứng tên đăng ký chiếc ô tô đó. Nếu anh A là chủ sở hữu nhà, ô tô, doanh nghiệp, anh A sẽ có quyền lợi bảo hiểm đối với những thứ đó. Nếu chúng bị hư hại hay mất mát, anh A sẽ được bồi thường bởi công ty đã đứng ra bảo hiểm cho anh.
Điều này dẫn đến những tình huống rất thú vị như các ca sĩ, người mẫu nổi tiếng thường đóng bảo hiểm cho giọng hát hoặc bảo hiểm cho đôi chân – những thứ thuộc về chính cơ thể họ.
Nguyên tắc bồi thường (Indemnity)
Mục đích của bảo hiểm là khôi phục lại tài chính cho người tham gia bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra. Đó chính là bồi thường. Nhất là trong bảo hiểm phi nhân thọ, hầu hết các nghiệp vụ đều phải áp dụng quy tắc này như bảo hiểm tài sản (nhà ở, xe cộ…), bảo hiểm du lịch, bảo hiểm sức khỏe…
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ có nghĩa vụ bồi thường đúng, đủ cho người mua bảo hiểm. Giá trị này sẽ trị giá đúng bằng giá trị của đối tượng bảo hiểm trước khi xảy ra tổn thất. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm phi nhân thọ để trục lợi. Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người tham gia bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu. Giữa bồi thường và quyền lợi được bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Nguyên tắc bồi thường thông thường chỉ áp dụng cho hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, tuy nhiên trên thực tế, một số sản phẩm bảo hiểm con người cũng được các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng song song nguyên tắc bồi thường cùng nguyên tắc khoán.
Ví dụ:
Anh A bảo hiểm cho xe ô tô và bị hỏng một gương xe, trị giá ban đầu khoảng $10. Thế thì anh sẽ nhận được số tiền là $10. Cho dù sau đó anh đi mua gương xe mới có đắt hơn thì số tiền bồi thường cho anh cũng không thể hơn được nữa.
Bạn vẫn còn vướng mắc? Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí NGAY
Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)
Trong bảo hiểm phi nhân thọ, người tham gia bảo hiểm phải nắm thật chắc nguyên tắc này. Tầm quan trọng của nguyên tắc này với người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ thực sự là rất lớn. Nguyên tắc này cho phép người tham gia bảo hiểm đòi số tiền từ bên chịu trách nhiệm gây ra tổn thất, cũng có giá trị pháp lý khi cho phép công ty bảo hiểm lấy lại số tiền tương ứng từ người gây ra tổn thất.
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ sau khi bồi thường, có quyền đại diện cho người tham gia bảo hiểm được khiếu nại người thứ ba (nếu có) bồi thường lại cho mình tổn thất mà người đó gây ra. Người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm ủy quyền và cung cấp các chứng từ cần thiết cho công ty bảo hiểm phi nhân thọ như các biên bản, thư từ, bằng chứng, hóa đơn… để công ty bảo hiểm khiếu nại lại bên thứ ba.
Nguyên tắc này giúp cho cả người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm phi nhân thọ cùng có lợi. Người tham gia bảo hiểm được công ty bảo hiểm phi nhân thọ đền bù thiệt hại, còn công ty bảo hiểm có thể lấy lại khoản chi phí đã đền bù đó từ bên gây ra thiệt hại nếu như người tham gia bảo hiểm cung cấp được đầy đủ bằng chứng.
Ví dụ:
Anh A gây ra va chạm với ô tô của anh B. Xe của anh B đã được bảo hiểm nên công ty bảo hiểm phải chi trả chi phí sửa chữa và khắc phục tình trạng chiếc xe như ban đầu. Tuy nhiên công ty bảo hiểm của anh B sẽ yêu cầu, thậm chí là kiện anh A để lấy lại số tiền bảo hiểm mà công ty đã bỏ ra.
Có thể thấy, các nguyên tắc của bảo hiểm phi nhân thọ có ảnh hưởng rất lớn đến người tham gia bảo hiểm lẫn công ty bảo hiểm. Do đó, việc nắm được nguyên tắc của bảo hiểm phi nhân thọ là điều được khuyến khích với người tham gia bảo hiểm bởi những nguyên tắc này sẽ là nền móng hình thành nên hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của mỗi người, ảnh hưởng tới tài sản cũng như tài chính của mỗi người và quyết định tới việc có đồng ý sử dụng sản phẩm phi nhân thọ này hay không.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy đăng ký để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất