avatart

khach

icon

Mức đóng và chế độ bảo hiểm xã hội cho quân nhân xuất ngũ mới nhất

Bảo hiểm xã hội

- 17/08/2019

0

Bảo hiểm xã hội

17/08/2019

0

Quân nhân là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và hưởng các chế độ BHXH khi phục vụ tại ngũ và xuất ngũ. Vậy mức đóng và chế độ bảo hiểm xã hội cho quân nhân xuất ngũ năm 2018 như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Luật bảo hiểm xã hội bộ quốc phòng được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề thiết yếu đối với những người làm trong bộ quốc phòng, đáp ứng tốt nhất đời sống của những người làm trong ngành này.

Quân nhân gồm những đối tượng nào?

Quân nhân bao gồm những đối tượng chính sau:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (SQ, QNCN) thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Tìm hiểu về BHXH cho quân nhân

Quân nhân là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và hưởng các chế độ BHXH khi phục vụ tại ngũ và xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Đối với quân nhân xuất ngũ, đủ điều kiện sẽ có mức đóng bảo hiểm và được hưởng chế độ bảo hiểm cụ thể theo đối tượng được quy định của pháp luật.

Mức đóng BHXH cho quân nhân

Theo Luật BHXH 2014, mức đóng BHXH cho quân nhân được quy định như sau:

  •  Mức đóng đối với người lao động:
    • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
  • Đối với người sử dụng lao động:

Theo Khoản 1,2 điều 86 Luật BHXH 2014: "Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Quân nhân thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian phục vụ tại ngũ

Quân nhân thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian phục vụ tại ngũ

Chế độ BHXH cho quân nhân xuất ngũ

Ngoài chế độ BHXH được hưởng theo quy định của Pháp luật về BHXH như chế độ ốm đau, thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí, tử tuất, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP.

Thời gian tính hưởng BHXH của quân nhân xuất ngũ

Quân nhân xuất ngũ sẽ được hưởng các chế độ BHXH theo quy định căn cứ vào thời gian đóng BHXH. Quy định về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ BHXH như sau:

  • Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định
  • Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định
  • Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ: “Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng BHXH) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH”.

Qua những phân tích trên, để xác định thời gian tính BHXH cho quân nhân xuất ngũ, các bạn áp dụng công thức sau:

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)

Trợ cấp xuất ngũ 1 lần

Đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp

Với những sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, trợ cấp xuất ngũ được tính theo công thức sau:

Trợ cấp xuất ngũ = Số năm công tác tính tuổi quân x 1,5 tháng tiền lương

Nếu có tháng lẻ (cộng cả thời gian công tác được tính tuổi quân và không được tính tuổi quân) thì:

  • Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp
  • Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương
  • Từ 6 tháng trở lên được trợ cấp bằng 1,5 tháng tiền lương.

Trường hợp đã có thời gian công tác liên tục là công nhân, viên chức Nhà nước hoặc công nhân, viên chức quốc phòng, thì khi xuất ngũ thời gian đó được tính hưởng trợ cấp như công nhân viên chức Nhà nước thôi việc. Cứ mỗi năm công tác được hưởng một tháng tiền lương.

Tiền lương để tính trợ cấp xuất ngũ nói trên gồm: Lương cấp hàm hoặc bậc lương chuyên nghiệp, phụ cấp chức vụ (nếu có) và phụ cấp thâm niên (nếu có) đang hưởng trước khi xuất ngũ.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội (đủ 12 tháng) được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ, cụ thể:

Trợ cấp xuất ngũ 1 lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở

Trường hợp có tháng lẻ tính như sau:

  • Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ
  • Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở
  • Từ trên 06 tháng đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

Trường hợp có thời gian công tác liên tục là công nhân, viên chức Nhà nước trước khi nhập ngũ thì thời gian đó được hưởng trợ cấp như CNVC Nhà nước thôi việc: Cứ mỗi năm công tác được hưởng 1 tháng tiền lương trước khi nhập ngũ. Tháng tiền lương này được chuyển đổi tương ứng theo thang lương, bảng lương hiện hành.

Trường hợp quân nhân được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn quy định và được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần theo quy định

Chế độ phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ

Căn cứ Điều 2 Nghị định 122/2006/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ như sau:

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 18 tháng, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 19 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng thì từ tháng thứ 19 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 25 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng
  • Khoản phụ cấp thêm từ tháng thứ 19 và tháng thứ 25 trở đi không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh quân sự; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài quân đội và các trường hợp khác.

Trợ cấp tạo việc làm

Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 khi xuất ngũ, được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ
Hạ sĩ quan, binh sĩ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng trợ cấp tạo việc làm theo quy định.

Xem thêm: Quy định bảo hiểm xã hội cho cán bộ không chuyên trách mới nhất

Cập nhật thông tin mới nhất: 

Đăng ký ngay

Trợ cấp xuất ngũ một lần với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp
Trợ cấp xuất ngũ một lần với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp

Tìm hiểu về BHXH Bộ quốc phòng

Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng có chức năng quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang phục vụ trong quân đội và các đối tượng khác do pháp luật quy định.

BHXH Bộ quốc phòng cho quân nhân

  • Những đối tượng được áp dụng loại bảo hiểm này gồm:
    • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (SQ, QNCN) thuộc Quân đội nhân dân.
    • Hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ, BS) Quân đội nhân dân.
    • Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, Công an nhân dân. (gọi tắt là quân nhân)
  • Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng này như sau:

Mức đóng BHXH Bộ quốc phòng cho quân nhân

Mức đóng BHXH Bộ quốc phòng cho quân nhân

Các chế độ được hưởng:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp: Được hưởng chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. 
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ: Được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

Tham khảo: Quyền lợi khi có bảo hiểm xã hội công an nhân dân

BHXH Bộ quốc phòng cho CNVC quốc phòng, lao động hợp đồng

Những đối tượng được áp dụng loại bảo hiểm này gồm:

  • Công chức, viên chức; công nhân quốc phòng.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
  • Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc.
    (Các đối tượng trên gọi chung là người lao động hưởng lương có đóng BHXH )

Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng này như sau:

Mức đóng BHXH Bộ quốc phòng cho CNVC quốc phòng, lao động

Mức đóng BHXH Bộ quốc phòng cho CNVC quốc phòng, lao động

Các chế độ được hưởng: 

  • Chế độ ốm đau
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất.

Nắm bắt những thông tin chính xác nhất:

Đăng ký ngay

Các chế độ của BHXH Bộ quốc phòng

Các chế độ của BHXH bộ quốc phòng được áp dụng với hai nhóm đối tượng dưới đây:

Đối với quân nhân

Đối với quân nhân được hưởng các chế độ BHXH sau:

Chế độ thai sản

  • Điều kiện: Nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng chế độ thai sản phải có thời gian đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, BHYT; thời gian này cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT.

Ngoài ra, quân nhân còn được hưởng mức trợ cấp khi khám tai, sảy thai, nạo phá thai, trợ cấp sau sinh… và các chế độ khác. 


Để nắm rõ mức hưởng cũng như những quy định về chế độ thai sản trong BHXH Bộ quốc phòng, các bạn tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Điều kiện: Quân nhân được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hàng tháng và trợ cấp phục vụ (nếu có) từ tháng điều trị xong, ra viện.
  • Giám định: Quân nhân bị TNLĐ, BNN được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi bị thương tật đã điều trị ổn định, hay tái phát đã điều trị ổn định. Được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn, nhiều lần, mới bị tai nạn hay bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Hơn hết tại chế độ này, quân nhân còn được hưởng trợ cấp theo hai hình thức là trợ cấp 1 lần và trợ cấp hàng tháng, và các chế độ khác kèm theo như trợ cấp phục vụ, nghỉ dưỡng, hồi phục sức khỏe, hỗ trợ dụng cụ cho sinh hoạt… 

Để tìm hiểu thông tin chi tiết về các chế độ khác, mức hưởng và cách tính của chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đối với quân nhân bạn đọc ngay:

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với quân nhân trong BHXH Bộ quốc phòng

Chế độ ốm đau

  • Điều kiện: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của các cơ sở y tế trong và ngoài quân đội hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau (kể cả con nuôi theo quy định của pháp luật) phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm và có xác nhận con ốm của các cơ sở y tế.
  • Thời gian: Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ quỹ BHXH từ trên 26 ngày liên tục trở lên (tính theo ngày làm việc) thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ ngày thứ 27 trở đi, cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; thời gian này không được tính là thời gian đóng BHXH.

Đối với chế độ ốm đau, quân nhân có mức hưởng hỗ trợ khi bản thân ốm và có mức trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm, ngoài ra chế độ ốm đau còn hỗ trợ mức hưởng sau khi ốm đau, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Quân nhân có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về chế độ đau ốm cho quân nhân, bao gồm cả mức hưởng và cách tính TẠI ĐÂY 

Quân nhân được hưởng trợ cấp tạo việc làm khi xuất ngũ
Quân nhân được hưởng trợ cấp tạo việc làm khi xuất ngũ

Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí áp dụng vào những đối tượng như:

  • Nam đủ từ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ đủ từ 45 tuổi đến 50 tuổi và đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại
  • Nam quân nhân có đủ 25 năm, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, trong đó có ít nhất 5 năm tuổi quân.
  • Quân nhân bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.

Mức hưởng chế độ hưu trí được tính theo mức hưởng hàng tháng, tỷ lệ % tính lương hưu, tính bình quân tiền lương đóng BHXH và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Tại chế độ này quân nhân còn được hưởng trợ cấp một lần, trợ cấp bảo lưu thời gian đóng BHXH… và các trợ cấp khác. Bạn đọc hãy tìm hiểu chi tiết các trợ cấp khác và cách tính mức hưởng để nắm rõ về từng trợ cấp của chế độ hưu trí qua bài viết:

Chế độ hưu trí đối với quân nhân trong BHXH Bộ quốc phòng

Ngoài ra chế độ hưu trí còn được áp dụng theo Nghị định 159/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2011/NĐ-CP của Chính phủ với các đối tượng: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, hiện không thuộc diện đang hưởng chế độ hưu trí. Cụ thể thông tin chi tiết bạn đọc tham khảo TẠI ĐÂY.

Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất áp dụng với những quân nhân chết trong khi làm nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là liệt sỹ, thì ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi người có công do ngân sách Nhà nước bảo đảm, vẫn được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật BHXH.

Theo đó, chế độ này bao gồm những trợ cấp như: Trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất một lần. Mỗi trợ cấp sẽ có mức hưởng khác nhau. Bạn có thể xem thêm các thông tin chi tiết cụ thể về những trợ cấp chế độ tử tuất đối với quân nhân NGAY TẠI ĐÂY

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!

Đăng ký ngay

Đối với công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng

Chế độ hưu trí

  • Đối tượng: Công nhân viên quốc phòng; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng – thực hiện từ 01/01/2018.
  • Điều kiện hưởng lương hưu được hưởng theo hai hình thức là hưởng lưu hưu thông thường và hưởng lương hưu khi suy giảm giả năng lao động.
    Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Mức hưởng lương được tính theo nhiều trường hợp như: Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, điều chỉnh lương đã đóng, tạm dừng hưởng lương hưu.

Để nắm rõ cách tính và mức hưởng cụ thể của từng trường hợp bạn có thể xem ngay những thông tin cụ thể về chế độ hưu trí đối với CNVCQP, LĐHĐ TẠI ĐÂY.

Chế độ ốm đau

  • Đối tượng được hưởng: Công nhân viên quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Mức hưởng chế độ đau ốm được áp dụng trong những trường hợp: Ốm đau ngắn ngày, ốm đau dài ngày.

Ngoài ra chế độ đau ốm còn hỗ trợ trường hợp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau. Mỗi trường hợp sẽ có cách tính khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin cụ thể TẠI ĐÂY.

Chế độ thai sản

  • Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, BHYT; thời gian này cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT.
  • Mức hưởng chế độ thai sản sẽ có các mức theo những trường hợp như: Trợ cấp thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo thai, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai, trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp một lần
  • Chế độ thai sản còn hỗ trợ Lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con và Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (DSPHSK) sau thai sản.

Mỗi trường hợp sẽ có mức hưởng và cách tính khác nhau cụ thể bạn có thể cập nhật những thông tin về chế độ thai sản NGAY TẠI ĐÂY

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Trường hợp sau khi giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sau cùng.
  • Mức hưởng sẽ theo mức hưởng 1 lần và mức hưởng hàng tháng

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ những trường hợp khác như: Trang cấp các phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ (DSPHSK) sau khi điều trị TNLĐ, BNN, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN.

Để nắm rõ các mức hưởng và cách tính cụ thể về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong BHXH bộ quốc phòng bạn có thể XEM NGAY TẠI ĐÂY.

Chế độ tử tuất

  • Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng mới đủ 15 năm đóng BHXH mà bị chết, có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng, thì thân nhân được đóng tiếp một lần số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
  • Chế độ tử tuất có mức hưởng trong những trường hợp hỗ trợ như: Mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần.

Đối với từng trường hợp sẽ được hưởng các mức hưởng khác nhau. Bạn có thể xem thêm cách tính và thông tin chi tiết về chế độ tử tuất cho công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng NGAY TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Có nên lấy bảo hiểm xã hội 1 lần khi nghỉ hưu?

Trên đây là những thông tin về mức đóng và chế độ bảo hiểm xã hội cho quân nhân xuất ngũ, hy vọng bạn đã nắm rõ được các quy định một cách cụ thể và chi tiết nhất để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc vui lòng để lại thông tin địa chỉ cụ thể, nhân viên TheBank sẽ liên hệ tư vấn nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *