avatart

khach

icon

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm chi tiết nhất

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 24/01/2024

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

24/01/2024

0

Việc nắm rõ thông tin về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ giúp bạn nâng cao ý thức trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm khi tham gia.

Mục lục [Ẩn]

Khách hàng nên chủ động tìm hiểu thêm về Luật kinh doanh bảo hiểm để an tâm tham gia trong suốt chặng đường dài.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

Đối với khách hàng 

Căn cứ Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm có những quyền:

  • Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
  • Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật Kinh doanh bảo hiểm*
  • Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

1. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 của Luật này;

3. Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.

(Căn cứ khoản 2 Điều 26, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022)

>>Có thể bạn quan tâm: Top 10 Công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm đối với các đại lý 

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có các quyền sau:

  • Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
  • Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định pháp luật.
  • Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
  • Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm.
  • Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.

>>Có thể bạn quan tâm: Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm nhân thọ đến từ đâu và được phân phối như thế nào?

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng

a) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

b) Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm;

d) Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

g) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

h) Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

i) Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm là cần giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản hợp đồng bảo hiểm, cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chi trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm để họ có kinh phí khắc phục các sự cố không may trong cuộc sống.

nghia-vu-cua-doanh-nghiep-bao-hiem-1

Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với các đại lý

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 84, Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

  • Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định pháp luật.
  • Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm.
  • Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết.
  • Thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
  • Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
  • Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
  • Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện.
  • Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật, quy tắc hành nghề.

Ngoài những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

>>Đọc thêm: Top 3 công ty bảo hiểm nhân thọ Đà Nẵng uy tín đáng lựa chọn

Nắm rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm là cách để khách hàng có thể đảm bảo quyền lợi tối đa cho mình. Hãy đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đồng thời nắm rõ quyền lợi được hưởng khi tham gia.

 

Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (7 lượt)

5 (7 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *