Những bài học quý báu về tiền bạc mà khi đi học bạn chưa bao giờ được dạy
Mục lục [Ẩn]
Chúng ta học hàng trăm môn học trong suốt 22 năm cuộc đời, trải qua bao nhiêu kỳ thi để rồi chúng ta mới nhận ra: Ở trường sẽ dạy bạn trước rồi mới kiểm tra nhưng ở đời phải kiểm tra trước rồi mới dạy bạn. Và bạn đâu có biết, có những thứ khi đi làm rồi, bạn mới được học.
Không cần phải theo kịch bản truyền thống của một con người
Lúc ra trường rồi, tôi mới chợt nhận ra, thậm chí là chút gì đó hơi buồn cười với cái kịch bản chúng ta tự đặt ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lại bảo với tôi là bạn không quan tâm đến những điều này đi:
- Học hành thật chăm chỉ, giỏi giang.
- Cố gắng đậu trường đại học tốt, lấy tấm bằng tốt nghiệp loại Khá trở lên.
- Ứng tuyển vào một công ty lớn với mức lương cao.
- Làm thật tốt để nhanh chóng thăng quan tiến chức.
- Tiết kiệm bằng các hình thức khác nhau để có nhiều tiền.
- Lập gia đình và sống thoải mái với số tiền mình làm, tiết kiệm được.
- Đôi khi tự thưởng cho bản thân bằng những ngày vui chơi, du lịch...
- Về hưu an nhàn.
Không cần phải theo kịch bản truyền thống của một con người
Nhưng trưởng thành là bạn cần biết, có rất nhiều cách khác nhau để thành công, không phải cứ đi theo kịch bản ở trên. Không phải tôi coi thường tầm quan trọng của giáo dục mà là chúng ta cần phải khai sáng bản thân bằng một tư tưởng làm giàu không giới hạn. Hãy xóa bỏ những ước muốn tầm thường như lớn lên sẽ là luật sư, bác sĩ, công an, thay vào đó hãy nghĩ sau này sẽ tự mở doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu, làm việc ở nước ngoài...
>>> Xem thêm: Dù trắng tay nhưng bạn vẫn có thể giàu nhờ nắm vững 5 quy tắc vàng khiến "tiền đẻ ra tiền"
Luôn luôn coi tiền như một công cụ, đừng để đồng tiền chi phối
Như một quy luật mặc định, tiền là thứ để mua những thứ chúng ta cần. Điều đó đã khiến chúng ta làm, thậm chí là làm tất cả để có tiền. Vô tình, chúng ta đã trở thành công cụ bị đồng tiền chi phối, chứ không phải coi đồng tiền là công cụ phục vụ đời sống. Nhiều ông chủ, sếp lớn dùng tiền mình làm ra để thuê những người có nhiều kinh nghiệm hơn họ dạy họ sửa sai, sửa khuyết điểm và những điều mới mẻ. Đó là cách họ biết sinh lợi đồng tiền một cách thông minh để tiền lại đẻ ra tiền.
Hãy quay về quá khứ và tự hỏi rằng, chúng ta đã dạy trẻ như thế nào về giá trị của đồng tiền. Nhiều người trong chúng ta sẽ dạy trẻ, tiền dùng để mua những thứ đồ chơi khiến trẻ hạnh phúc. Nhưng tại sao lúc đó bạn không dạy trẻ: tiền có thể tiết kiệm để mua được nhiều thứ giá trị hơn thay vì mua những thứ tầm thường. Chắc chắn, lúc đó trẻ sẽ vô cùng sáng tạo và thông minh theo đúng lứa tuổi của chúng: ngây thơ, không biết sợ hãi và có trí sáng tạo tuyệt vời hơn.
>>> Xem thêm: Bài học hữu ích về tiền bạc từ 8 lời khuyên của các tỷ phú giàu nhất thế giới
Hãy coi tiền là bàn đạp tài chính và kiếm tiền một cách thông minh nhất có thể. Đừng coi tiền là tất cả, là mục tiêu cần hướng tới trong cuộc sống và chạy theo đồng tiền một cách mù quáng.
Biết cách làm hài hòa mối quan hệ giữa tiền bạc và cảm xúc
Lúc còn là học sinh, sinh viên phần lớn tài chính của chúng ta sẽ phụ thuộc vào gia đình. Như một điều gì đó, nếu tiền có tăng lên hay ít đi cũng không ảnh hưởng nhiều đến tài chính và cảm xúc của bạn. Nhưng khi bạn ra trường, đi làm, trưởng thành, bạn mới hiểu tiền bạc và cảm xúc có mối tương quan mật thiết với nhau. Cảm xúc vui vẻ sẽ tạo động lực để ta làm được nhiều tiền hơn nhưng bên cạnh đó, tiền bạc mất đi cũng sẽ khiến chúng ta buồn hơn rất nhiều.
Biết cách làm hài hòa mối quan hệ giữa tiền bạc và cảm xúc
Thường ngày, chúng ta chi tiêu rất nhiều thứ cho cảm xúc của bản thân. Và đó cũng là cách mà các nhà sản xuất sử dụng để bán được nhiều sản phẩm hơn, họ bán dựa theo cảm xúc của người mua. Ví dụ, mùa hè chẳng ai bán áo nước nóng, thay vào đó họ sẽ bán đá và kem nhưng khi mùa đông đến, họ sẽ chỉ tập trung bán bình giữ nhiệt và những món ăn nóng hổi.
Những yếu tố này đã chứng minh, 99% chúng ta sẽ mất tiền khi xuất hiện cảm xúc. Và chẳng cần phải bàn cãi gì thêm, đó là yếu tố quyết định rất lớn đến tài chính của chúng ta. Hãy học theo cách của người Nhật: Kìm hãm những cảm xúc nhất định, suy nghĩ đến giá trị lâu dài và chỉ nên mua những gì thực sự cần đến, thực sự có lợi về sau.
>>> Xem thêm: Làm sao để cải thiện kỹ năng quản lý tài chính gia đình hiệu quả?
Thế đấy, trường học đâu có dạy ta những điều này kể cả những ngôi trường lớn, chuyên ngành kinh tế, tài chính, quản trị… Hy vọng, sau khi đọc những dòng chia sẻ ở trên, bạn sẽ nghiệm ra nhiều điều và biết cách kiếm - tiêu tiền thông minh nhất có thể.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất