avatart

khach

icon

Tìm hiểu về đường trung bình động và ứng dụng trong phân tích chứng khoán

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Sử dụng đường trung bình động là một trong những cách phổ biến nhất trong quá trình phân tích kỹ thuật cổ phiếu. Đường trung bình động là chỉ báo để nhà đầu tư xác định xu hướng hay mức hỗ trợ, kháng cự của cổ phiếu.

Mục lục [Ẩn]

Đường trung bình động MA (Moving Averages) là gì?

Đường trung bình động là đường thể hiện biến động của giá cổ phiếu bằng cách lấy giá trị trung bình cộng giá đóng phiên trong một khoảng thời gian. Đường này làm phẳng hoạt động của giá giúp mô phỏng lại xu hướng của cổ phiếu (Bull market, Bear market, Sideways).

Đường trung bình động thường lấy các mốc phổ biến như 10, 20 ngày đối với MA ngắn hạn, 50 ngày cho trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn. Các đường trung bình sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt trong ngắn hạn).

Xem thêm: Chỉ báo MACD - Cách áp dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán

thebank_duongtrungbinhdongthebank_1573022606

Đường trung bình động (Moving Averages) là gì?

Các loại đường trung bình động phổ biến

Có 2 loại đường trung bình động phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật chứng khoán bao gồm đường trung bình đơn giản (SMA – Simple Moving Average) và đường trung bình lũy thừa (EMA – Exponential Moving Average).

Đường trung bình SMA

Đường SMA được xác định bằng cách lấy trung bình cộng các mức giá đóng phiên trong một khoảng thời gian. Theo cách tính toán này, giá trị của mỗi phiên trong khoảng thời gian tính toán đều có vai trò như nhau.

SMA = [P1 + P2 + … P(n)]/n

Trong đó:

  • P1, P2,… là giá đóng cửa các phiên hiện tại, trước đó, …
  • n là số phiên trong kỳ tính toán.

thebank_duongtrungbinhthebank_1573023091

Đường SMA và EMA

Đường trung bình EMA

Đường EMA được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của hàm mũ của mức giá đóng phiên trong một khoảng thời gian. Bằng cách tính toán này, giá trị của các phiên gần nhất có độ nhạy lớn so với giá hiện tại của cổ phiếu.

EMA = (P1*K)+EMA2*(1-K)

Trong đó:

  • P1 là giá đóng cửa phiên hiện tại.
  • K = 2/(n+1).
  • n là số phiên trong kỳ tính toán.
  • EMA2 = EMA của ngày hôm trước.

Xem thêm: Dãy số Fibonnaci áp dụng trong phân tích chứng khoán ra sao?

So sánh giữa đường trung bình SMA và EMA

  ĐƯờng trung bình SMA Đường trung bình EMA
Ưu điểm

Đường SMA thể hiện khá sát xu hướng đối với biến động dài hạn. Ngoài ra, SMA không bị nhiễu biến động quá nhiều trong ngắn hạn.

Đường EMA thể hiện sát với biến động giá trong ngắn hạn, sớm báo hiệu diễn biến đảo chiều có thể xảy ra.

Nhược điểm

Đường SMA phát ra tín hiệu chậm trong biến động ngắn hạn. Các tín hiệu mua bán theo đường SMA ngắn hạn sẽ có độ nhạy thấp, thường trễ các nhịp mua bán.

 

Đường EMA mặc dù thể hiện được rõ nét biến động giá trong ngắn hạn nhưng có thể gây ra độ nhiễu, tạo ra các dấu hiệu không chính xác.

Cách sử dụng đường trung bình trong giao dịch chứng khoán

Xác định tín hiệu mua bán cổ phiếu theo xu hướng

Tín hiệu mua/bán được hình thành khi đường giá vượt lên/xuống dưới các đường MA, theo đó:

  • Khi đường giá vượt/xuống MA ngắn hạn báo hiệu tín hiệu mua/bán trong ngắn hạn.
  • Khi đường giá vượt/xuống MA ngắn hạn báo hiệu tín hiệu mua/bán trong trung hạn.
  • Khi đường giá vượt/xuống MA ngắn hạn báo hiệu tín hiệu mua/bán trong dài hạn.

Các tín hiệu này sẽ rõ ràng hơn khi đường MA ngắn hạn cũng vượt lên hoặc xuống dưới đường MA trung, dài hạn. Việc đường đường MA trong chu kỳ ngắn vượt lên hoặc đi xuống so với đường MA chu kỳ dài cũng là cảnh báo đảo chiều xu thế tăng hoặc giảm cổ phiếu.

Xem thêm: Tìm hiểu về Bollinger Bands - Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu

thebank_movingaveragethebank_1573023268

Các tín hiệu mua/bán xuất hiện khi sử dụng đường trung bình động

Xác định mức hỗ trợ/kháng cự của cổ phiếu

Ngoài việc xác định tín hiệu mua bán, đường MA cũng thể các mức hỗ trợ hay kháng cự. Theo đó, khi đường giá có xu hướng tăng và có dấu hiệu điều chỉnh, đường MA sẽ đóng vai trò là mức hỗ trợ của cổ phiếu. Khi giá tiếp tục giảm thì, đường MA kế tiếp sẽ trở thành mức hỗ trợ tiếp theo.

Ngược lại, trong pha giảm của cổ phiếu, khi bật tăng trở lại đường MA trở thành mức kháng cự. Đường giá cần vượt qua mốc này để xác nhận việc giảm giá kết thúc.thebank_mathebank_1573023654

Mức hỗ trợ và kháng cự dựa theo đường MA

Đường trung bình là một công cụ hữu hiệu cho các nhà đầu tư trong việc đánh giá cách giao dịch cổ phiếu sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra kết luận chính xác.

Xem thêm: Tìm hiểu về chỉ báo Stochastic trong phân tích cổ phiếu

Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *