avatart

khach

icon

Phương thức tính lãi nhập gốc là gì? Công thức tính lãi nhập gốc như thế nào?

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 01/07/2021

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

01/07/2021

0

Lãi nhập gốc là một cách tính lãi cho một khoản tiền gửi tiết kiệm, khi đến kỳ hạn nhận lãi nhưng người gửi không đến nhận, số lãi được nhập vào gốc và được đáo hạn gửi tiết kiệm kỳ hạn mới.

Mục lục [Ẩn]

Lãi nhập gốc cụm từ được sử dụng nhiều trong các hoạt động dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Vậy phương thức lãi nhập gốc là gì? Công thức tính lãi nhập gốc là gì? Đây là những thắc mắc chung của nhiều người, Vậy bạn hãy theo dõi ngay nội dung sau đây để được giải đáp chi tiết

Phương thức nhập lãi gốc là gì?

Lãi nhập gốc là hình thức tính lãi áp dụng với các sản phẩm tiền gửi như gửi tiết kiệm không kỳ hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Theo đó khi đến thời hạn để nhận lãi nhưng khách hàng không đến nhận lãi, nên số lãi này sẽ được nhập vào số tiền gốc ban đầu và được đáo hạn lại kì gửi tiết kiệm tiếp theo.

Ngoài ra, lãi nhập gốc còn được áp dụng trong khi khách hàng và đơn vị nhận tiền gửi có sự thỏa thuận với nhau từ trước. Sau đây là từng trường hợp cụ thể khi thực hiện lãi nhập gốc:

  • Gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Lãi nhập gốc sẽ được tính vào những ngày cuối cùng của tháng gửi tiền. Ngày cụ thể tùy theo từng ngân hàng sẽ có quy định riêng biệt.
  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Khi đến kỳ hạn trả lãi nhưng khách hàng không đến nhận và quyết toán sổ tiết kiệm, ngân hàng sẽ tự động nhập số lãi tiền lãi cho kỳ hạn này vào tiền gốc ban đầu rồi thực hiện đáo hạn gửi tiết kiệm với kỳ hạn mới tiếp.

Gửi tiết kiệm khi có tiền nhàn rỗi là hình thức đầu tư sinh lời an toàn, hiệu quả, đươc nhiều người lựa chọn. Một trong những hình thức phổ biến nhất là gửi tiết kiệm lãi nhập gốc. Chúng tôi sẽ liệt kê một vài ưu điểm của phương thức này:

  • Cách tính lãi linh hoạt, giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi đầy đủ.
  • Khả năng sinh lời cao.
  • Thủ tục gửi tiết kiệm đơn giản, nhanh chóng.
  • Hỗ trợ giao dịch an toàn.

Lãi nhập gốc là hình thức tính lãi áp dụng với các sản phẩm tiền gửi

Phương thức lãi nhập gốc

Cách tính lãi nhập gốc sẽ mang đến cho khách hàng gửi tiền nhiều lợi ích. Ngoài ra việc tăng thêm số tiền gốc gửi ban đầu, số tiền lãi họ nhận được sẽ càng lúc càng tăng lên so với kỳ trước.

Để biết cách tính lãi nhập gốc bạn hãy cùng theo dõi công thức tính được giới thiệu trong phần sau.

Công thức tính lãi nhập gốc

Công thức tính lãi nhập gốc dành cho trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ khác nhau. Mỗi phương thức gửi tiết kiệm sẽ có cách tính khác nhau. Cụ thể như sau:

Công thức tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất (tháng)/30 ngày

Với: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế số dư tồn tại )

Gốc mới = Dư gốc + số tiền lãi nhập gốc

Công thức tính tiền lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

Để hình dung rõ hơn bạn đọc có thể theo dõi ví dụ sau:

Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Văn A có gửi tiết kiệm vào ngân hàng X 400 triệu đồng. Sau đây là hai trường hợp để bạn đọc so sanh:

Trường hợp 1: Anh A không thực hiện lãi nhập gốc mà gửi tiết kiệm 400 triệu với kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 9%/năm. Sau 1 năm số tiền anh A nhận được sẽ là:

Tiền lãi = 400 triệu x 9%/12 x 12 tháng = 36 triệu 

Trường hợp 2: Anh A có thực hiện lãi nhập gốc nhưng với kỳ hạn ngắn hơn là 2 tháng với lãi suất 7%/năm, số tiền lãi nhận được sau kỳ hạn 2 tháng sẽ là:
Tiền lãi = 400 triệu x 7%/12 x 2 = 4,67 triệu đồng.

Sau đó anh A không đến nhận lãi kỳ hạn 2 tháng (lần 1) mà để lãi nhập gốc thì các lần sau anh A sẽ nhận tiền lãi là:

  • Lần 2: Tiền lãi = (440 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,72 triệu đồng
  • Lần 3: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72) x 7%/12 x 2 = 4,78 triệu đồng
  • Lần 4: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78) x 7%/12 x 2 = 4,83 triệu đồng
  • Lần 5: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83) x 7%/12 x 2 = 4,89 triệu đồng
  • Lần 6: Tiền lãi = (440 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,95 triệu đồng

Vậy tổng số tiền lãi gửi tiết kiệm kỳ hạn 02 tháng và thực hiện phương thức lãi nhập gốc thì sau 12 tháng là 28.84 triệu đồng.

Từ ví dụ trên ta có thể thấy số tiền lãi khách hàng nhận được khi gửi tiết kiệm kỳ hạn dài (12 tháng) cao hơn khi gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn nhưng chọn hình thức lãi nhập gốc.

Ngoài công thức tính lãi nhập gốc, nếu bạn muốn tính toán lãi suất gửi tiết kiệm cơ bản, nhanh chóng, dễ hiểu, hãy tìm đến công cụ tính lãi suất tiết kiệm của TheBank.

Tuy nhiên, không phải vì lãi không cao hơn mà bạn không nên chọn phương thức lãi nhập gốc để gửi tiết kiệm. Vì số tiền lãi bạn nhận được phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất của từng kỳ hạn mà ngân hàng quy định. Nếu lãi suất của kỳ hạn 2 tháng và 12 tháng không chênh lệch nhiều thì số tiền lãi bạn nhận được khi thực hiện lãi nhập gốc có thể cao hơn.

Vì vậy để biết lãi suất tiền gửi ở ngân hàng nào cao nhất hiện nay bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Lãi suất tiền gửi ở ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Để gửi tiết kiệm hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của bản thân thì bạn nên cân nhắc kỹ các trường hợp:

  • Nếu bạn có nhu cầu sử dụng tiền thường xuyên, thì nên gửi tiết kiệm ngắn hạn lãi nhập gốc, lúc đó bạn không cần lo lắng rút tiền trước hạn sẽ bị nhận lãi suất không kỳ hạn. 
  • Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng tiền cao thì nên gửi kỳ hạn dài để hưởng mức lãi suất cao.

Làm sao gửi tiết kiệm hiệu quả?

Hãy tiết kiệm để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Để nắm chi tiết cách gửi tiết kiệm hiệu quả bạn nên tham khảo thêm những gợi ý trong bài viết sau:

Gửi tiền như thế nào để có lãi suất tiết kiệm cao nhất?

Hy vọng với những thông tin trên bạn nắm được phương thức lãi nhập gốc là gì, công thức tính lãi nhập gốc ra sao và từ đó biết cách để gửi tiết kiệm hiệu quả nhất, tối ưu số vốn gốc ban đầu mình có.

Để được tư vấn MIỄN PHÍ về cách gửi tiết kiệm thông minh, an toàn, lãi suất cao, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3 (2 lượt)

3 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *