Số CIF là gì? Phương thức hoạt động của số CIF như thế nào?
Mục lục [Ẩn]
Số CIF cung cấp nhiều chỉ số tín dụng và hoạt động khác nhau của khách hàng tại một nơi, đóng vai trò quan trọng đối với việc nắm giữ thông tin tài khoản của khách hàng trong một tổ chức hoặc ngân hàng.
Việc sử dụng số CIF giúp ích rất nhiều cho ngân hàng trong việc quản lý thông tin của từng khách hàng một cách chính xác và đầy đủ nhất.Vậy số CIF là gì và nó được hiểu như thế nào trong lĩnh vực ngân hàng, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn dưới đây.
Số CIF là gì?
CIF là viết tắt của từ Customer Information File, có nghĩa là tệp thông tin khách hàng. Đây là tệp thông tin điện tử lưu trữ tất cả các thông tin về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng và thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng.
Nó chứa từ 8 đến 11 chữ số thể hiện tệp thông tin khách hàng, tất cả các tài khoản của một khách hàng được liên kết với một số CIF duy nhất và được cung cấp cho khách hàng. Vì vậy một khách hàng có thể có nhiều tài khoản nhưng chỉ có một số CIF duy nhất.
Số CIF
Số CIF được ngân hàng sử dụng để giải mã bất kỳ thông tin tài chính nào đó liên quan đến một khách hàng. Điều này bao gồm các chi tiết liên quan đến các khoản vay, số dư tài khoản, dư nợ… Đồng thời nó cũng bao gồm tất cả các chi tiết để xác minh danh tính của chủ thẻ (KYC) như: Đặc điểm nhận dạng, chi tiết địa chỉ và ID ảnh. Điều này giúp ngân hàng có thể dễ dàng quản lý, kiểm tra các thông tin của từng khách hàng một cách chính xác và dễ dàng nhất.
Ví dụ tại ngân hàng BIDV, số thẻ có cấu trúc bao gồm: 9704 18 12345678 123 thì trong đó số CIF sẽ là 12345678.
Xem thêm: Thẻ ATM gồm mấy số? Phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng
Số CIF hoạt động như thế nào?
Mã số CIF đóng vai trò quan trọng trong việc nắm các thông tin và dữ liệu quan trọng đối với việc quản lý các thông tin của một khách hàng tại ngân hàng đó. Vậy CIF hoạt động như thế nào?
Ngân hàng của bạn cập nhật số CIF của mỗi khách hàng hàng ngày để duy trì tính chính xác của các tài khoản. Các hồ sơ CIF phản ánh thông tin như số liệu thống kê quan trọng của khách hàng, số dư tài khoản, giao dịch, loại tài khoản được giữ, lịch sử cho vay, KYC…
Số CIF thường chứa tên, địa chỉ và số điện thoại của bạn. Nó có thể chứa thông tin bổ sung như ngày sinh của một người.
Để đảm bảo việc quản lý thông tin khách hàng được chính xác, thông tin trong CIF của mỗi khách hàng được cập nhật thường xuyên. Số CIF được sử dụng để hỗ trợ các chức năng quản lý cũng như dịch vụ khác mà khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại sử dụng mã số CIF để hiển thị các sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng được sử dụng tại một khách hàng. Số CIF giúp ngân hàng phân tích được các thông tin liên quan đến bất kỳ yêu cầu, cũng như giao dịch trước đây của ngân hàng để phục vụ cho mục đích bán chéo. Điều này giúp cung cấp các sản phẩm bổ sung cho khách hàng hiện tại được tốt hơn.
Phân biệt số thẻ, số tài khoản và số CIF
Việc sở hữu một chiếc thẻ ATM và bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc phân biệt đâu là số thẻ, số tài khoản và số CIF. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Số tài khoản là dãy số mà ngân hàng cung cấp cho mỗi chủ thẻ để thực hiện giao dịch chuyển khoản, dãy số này thường được in ở mặt trong tờ giấy ghi số tài khoản mà bạn sẽ nhận được khi nhận thẻ tại ngân hàng. Tại một số ngân hàng, số tài khoản cũng được in nổi lên ngay trên thẻ ở góc dưới bên trái của mặt trước thẻ. Số tài khoản thường có 9 đến 14 số (tùy vào mỗi ngân hàng) trong đó 3 số đầu đại diện cho chi nhánh ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng đều có quy tắc riêng cho mình trong việc ấn định số tài khoản.
Xem thêm: Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng nhanh, chính xác nhất
Số thẻ là số được in nổi trên thẻ ngân hàng. Có 2 loại thẻ: 12 số và 19 số. Mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một dãy số riêng trên thẻ. Các chữ số này được hình thành theo cấu trúc 4 phần trong đó:
- 4 chữ số đầu là mã ấn định của nhà nước
- 2 chữ số tiếp theo là mã ngân hàng
- 8 chữ số tiếp theo là số CIF của khách hàng
- Các chữ số còn lại dùng để phân biệt tài khoản của khách hàng.
Giả sử thẻ Vietcombank có cấu trúc bao gồm 9704 36 68 12345678 123: trong đó số 36 là mã ngân hàng VCB, 12345678 là số CIF của khách hàng, 123 là dãy số ngẫu nhiên phân biệt các tài khoản của một khách hàng.
Số CIF là một thành tố tạo nên dãy số thẻ, mã số CIF gồm 8 đến 11 chữ số và được in nổi trên mặt thẻ, tùy vào mỗi ngân hàng có quy định số thẻ là 12 hay 19 số mà số CIF sẽ được phân bổ để phù hợp với cấu trúc trên. Thường số CIF sẽ được sắp xếp sau mã ấn định nhà nước (4 chữ số) và mã ngân hàng (2 chữ số) sau đó là dãy số CIF và các chữ số còn lại.
Như vậy, có thể thấy từ cấu trúc số thẻ đã bao gồm số CIF mà bài viết đang phân tích, tìm hiểu. Bởi vậy nắm được thông tin và hiểu rõ đâu là số thẻ, số tài khoản và số CIF sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi sử dụng thẻ được hiệu quả và an toàn hơn.
Cấu trúc số CIF của một số ngân hàng
Hiện nay, số CIF là số mã không thể thiếu trong mỗi ngân hàng giúp họ quản lý tốt tệp thông tin của một hoặc nhiều khách hàng tại ngân hàng đó.
Số CIF ngân hàng BIDV
Hiện nay ngân hàng BIDV cũng sử dụng số CIF để hỗ trợ cho việc cập nhật, lưu trữ và phân tích thông tin khách hàng.
Số CIF của BIDV nằm trong dãy số gồm 8 hoặc 9 chữ số được in trên thẻ và có cấu trúc như sau: 6 số đầu là mã BIN BIDV (9704 18) tiếp theo là dãy số CIF gồm 8 số và các số còn lại.
Số CIF BIDV
Số CIF ngân hàng TPBank
Mã số CIF TPbank là mã số mà ngân hàng TPbank cung cấp cho khách hàng để đăng nhập vào hệ thống của ngân hàng. Từ khóa CIF là viết tắt của từ Customer Information File có nghĩa là tệp thông tin khách hàng.
CIF là tệp thông tin điện tử lưu trữ tất cả các thông tin về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng và thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng.
Số CIF của TPBank cũng như các ngân hàng khác, được in trên dãy số thẻ theo trình tự: 6 số đầu là mã BIN TPBank (9704 23) tiếp theo là 8 chữ số CIF và các số còn lại.
Số CIF ngân hàng TPBank
Số CIF tại ngân hàng Vietcombank
Tại ngân hàng Vietcombank, số CIF có 8 chữ số, được phân bổ trong dãy số thẻ theo cấu trúc 9704 36 12345678 111 trong đó: 9704 là mã số quy ước của các ngân hàng ở Việt Nam, 36 là mã của ngân hàng Vietcombank, 12345678 là mã số CIF của khách hàng và 111 là dãy số ngẫu nhiên được dùng để phân biệt các khách hàng có trong cùng 1 hệ thống.
Số CIF tại ngân hàng VPBank
Số thẻ ATM VPbank là một dãy số được in nổi trên bề mặt thẻ. Dãy số này gồm có 12 chữ số, bắt đầu bằng 9704 được gọi là số BIN ((Bank Identification Numbers), là số ấn định chung cho tất cả các ngân hàng. Tiếp theo đó là hai số 32 tượng trưng cho ngân hàng VPBank. Bốn chữ số sau đó là số mã khách hàng CIF (Customer Information File).
Ví dụ: 9704 32 1234 11 trong đó 1234 là mã số CIF tại ngân hàng VPBank.
Cách tra cứu số CIF ngân hàng
Sẽ thế nào khi bạn vô tình để mất số CIF hay quên số CIF? Đừng lo, bạn có thể dễ dàng lấy lại số CIF của mình ở các bước khác nhau trong ngân hàng trực tuyến và ngoại tuyến.
1.Trực tuyến
a. Ngân hàng Internet
- Đăng nhập ngân hàng internet của bạn.
- Chọn tùy chọn + tuyên bố điện tử.
- Chọn khoảng thời gian cho tuyên bố điện tử.
- Trang tóm tắt tài khoản sẽ hiển thị số CIF của bạn.
b. Ứng dụng di động
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy số CIF của mình trên ứng dụng của các ngân hàng khác nhau.
2. Ngoại tuyến
Kiểm tra sổ sách
Bạn có thể tìm thấy số CIF của bạn được in trên trang đầu tiên của sổ séc của bạn.
Sổ tiết kiệm
Tương tự, số CIF được in trên trang đầu tiên của sổ tiết kiệm.
Chăm sóc khách hàng
Bạn có thể liên hệ theo số chăm sóc khách hàng để biết thông tin liên quan đến số CIF của bạn.
Quản lý ngân hàng
Bạn cũng có thể liên hệ với người quản lý chi nhánh của ngân hàng để biết thông tin liên quan đến mã duy nhất tức là số CIF.
Có an toàn không khi chia sẻ số CIF cho người khác?
Nhiều khách hàng khi sử dụng thẻ ATM còn nhiều vướng mắc về việc nếu để lộ số thẻ có ảnh hưởng gì đến bảo mật thông tin tài khoản thẻ. Vậy số CIF có an toàn khi chia sẻ cho người khác không?
Số CIF đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống ngân hàng, nó ghi lại lịch sử tài khoản của một khách hàng trong hệ thống như các khoản vay, hoạt động tín dụng hay các thông tin cá nhân…. Bởi vậy, để bảo mật tốt hơn hết là không nên chia sẻ các chi tiết tài chính bí mật cho người khác. Nếu có thì chỉ nên chia sẻ cho nhân viên ngân hàng khi dùng vào những vấn đề như tham chiếu nội bộ của ngân hàng.
Ngoài lĩnh vực ngân hàng, số CIF cũng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức tài chính, kinh tế để quản lý thông tin khách hàng.
Trên đây là những thông tin về số CIF và cách thức hoạt động của số CIF trong lĩnh vực ngân hàng. Hiểu được số CIF là gì, tầm quan trọng của số CIF tại các ngân hàng để giúp cho cả ngân hàng và người sử dụng có một phương thức chia sẻ và bảo mật thông tin tốt nhất với tài khoản của mình trong giao dịch. Mọi chi tiết thắc mắc hãy liên hệ Thebank để được hỗ trợ nhanh nhất.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất