Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định của một số ngành nghề kinh doanh
Mục lục [Ẩn]
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định (tên gọi tiếng anh: Legal capital) là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp (quy định tại Khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005). Như vậy, doanh nghiệp muốn thành lập cần phải chứng minh số vốn tối thiểu cần có theo quy định trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Vốn pháp định được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thế, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có yêu cầu vốn pháp định thì cần đăng ký đủ số vốn theo quy định
Vốn pháp định là số tiền tối thiểu cần có khi thành lập công ty
Vốn pháp định của một số ngành nghề kinh doanh
Vốn pháp định của một số ngành nghề kinh doanh được quy định như sau:
Ngành, nghề kinh doanh | Vốn pháp định | |
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ | Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe | 600 tỷ đồng |
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí | 800 tỷ đồng | |
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí | 1.000 tỷ đồng | |
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe |
300 tỷ đồng (200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài) |
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh |
350 tỷ đồng (250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài) |
|
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh | 400 tỷ đồng
(300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài) |
|
Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ đồng
|
|
Kinh doanh tái bảo hiểm | Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe |
400 tỷ đồng
|
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 700 tỷ đồng
|
|
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 1.100 tỷ đồng
|
|
Kinh doanh môi giới bảo hiểm | Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm | 4 tỷ đồng |
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm | 8 tỷ đồng | |
Kinh doanh chứng khoán | Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam |
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng - Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng - Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng - Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng
|
Công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam | 25 tỷ đồng | |
Ngân hàng thanh toán
|
10.000 tỷ đồng
|
|
Kinh doanh bất động sản | 20 tỷ đồng | |
Ngân hàng | Ngân hàng thương mại | 3.000 tỷ đồng |
Ngân hàng chính sách | 5.000 tỷ đồng | |
Ngân hàng hợp tác xã | 3.000 tỷ đồng | |
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | 15 triệu đô la Mỹ | |
Công ty tài chính | 500 tỷ đồng | |
Công ty cho thuê tài chính | 150 tỷ đồng | |
Tổ chức tài chính vi mô | 05 tỷ đồng | |
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn | 0,5 tỷ đồng | |
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường | 01 tỷ đồng | |
Dịch vụ cầm đồ | Ít nhất bằng mức vốn pháp định quy định tại Nghị định 221/HĐBT hoặc Nghị định 222/HĐBT | |
Kinh doanh sản xuất phim | 1 tỷ đồng | |
Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng | 30 tỷ đồng | |
Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ | 5 tỷ đồng | |
Kinh doanh hoạt động mua bán nợ | 100 tỷ đồng | |
Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ | 500 tỷ đồng | |
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán | 06 tỷ đồng | |
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay | Nội địa | 100 tỷ đồng |
Quốc tế | 200 tỷ đồng | |
Kinh doanh vận tải hàng không | Khai thác đến 10 tàu bay (Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) |
700 tỷ đồng |
Khai thác đến 10 tàu bay (Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) |
300 tỷ đồng | |
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay (Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) |
1.000 tỷ đồng | |
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay (Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) |
600 tỷ đồng | |
Khai thác trên 30 tàu bay (Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) |
1.300 tỷ đồng | |
Khai thác trên 30 tàu bay (Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) |
700 tỷ đồng | |
Kinh doanh hàng không chung | 100 tỷ đồng | |
Kinh doanh dịch vụ hàng không | Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách | 30 tỷ đồng |
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa | ||
Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu | ||
Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng | 20 tỷ đồng | |
Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng | 10 tỷ đồng | |
Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dùng | 20 tỷ đồng
|
|
Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật | 05 tỷ đồng
|
|
Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải | 02 tỷ đồng |
Lưu ý: Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định về vốn pháp định của các ngành du lịch, kinh doanh vàng bạc, kinh doanh xăng dầu, ngành xây dựng, văn phòng công chứng.
Vốn pháp định và vốn điều lệ khác nhau như thế nào?
Vốn điều lệ là gì?
Căn cứ Khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu để thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, 2 loại vốn này cũng có nhiều điểm khác biệt. Tham khảo bài viết: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định để biết thêm thông tin chi tiết.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn pháp định có bắt buộc không?
Vốn pháp định chỉ bắt buộc với một số ngành nghề cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật, không bắt buộc với tất cả các ngành nghề.
Như vậy, vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có khi thành lập. Tuy nhiên, chỉ một số ngành nghề nhất định như ngân hàng, bất động sản, sản xuất phim... mới cần vốn pháp định trước khi đi vào hoạt động.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất