avatart

khach

icon

eKYC là gì? Thực tiễn áp dụng eKYC tại Việt Nam

Kiến thức thẻ ATM

- 15/07/2021

0

Kiến thức thẻ ATM

15/07/2021

0

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đang khai triển khai quy trình eKYC giúp khách hàng mở tài khoản online nhanh chóng.

Mục lục [Ẩn]

KYC là tên viết tắt của Know Your Customer. Các tổ chức tài chính như ngân hàng và Công ty tài chính đã bắt buộc các quy định của KYC trước khi cung cấp bất kỳ dịch vụ tài chính nào cho khách hàng. KYC được thực hiện với mục đích thiết lập danh tính và xác minh thông tin đăng nhập của bất kỳ khách hàng nào. 

eKYC là gì?

eKYC (tên tiếng anh: Electronic Know Your Customer.) là quy trình định danh khách hàng điện tử. Theo đó các doanh nghiệp áp dụng công nghệ để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. 

Nếu như trước đây để định danh khách hàng cần phải gặp mặt trực tiếp, đối chiếu giấy tờ tùy thân rất mất thời gian thì eKYC sẽ định danh khách hàng ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu có kết nối internet dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo như:

  • Xác thực khuôn mặt (face-matching): So khớp khuôn mặt với ảnh trên giấy tờ tùy thân mà khách hàng cung cấp
  • Nhận diện ký tự (OCR): Đọc và trích xuất các thông tin trên giấy tờ, đối chiếu thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng
  • Xác minh người thật (liveness detection): Xác minh người thật đang thực hiện giao dịch chứ không phải giao dịch được thực hiện bởi robot...

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các ngân hàng áp dụng eKYC như một chiến lược để thu hút khách hàng. eKYC được thực hiện tự động, rút ngắn thời gian xác minh giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng và giảm thiểu chi phí cho hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh ngân hàng, eKYC đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, dịch vụ công, viễn thông, du lịch…

Quy trình eKYC mang đến cho khách hàng rất nhiều lợi ích

Quy trình eKYC mang đến cho khách hàng rất nhiều lợi ích

Lợi ích của eKYC trong lĩnh vực ngân hàng

- Quy trình eKYC giúp ngân hàng xác định khách hàng của họ là có thật, dựa trên việc xác minh thông tin của khách hàng để đánh giá và giám sát rủi ro. Đây là cơ sở để ngăn ngừa các hoạt động tài chính bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố, tham nhũng...

- Hồ sơ và dữ liệu của khách hàng sẽ được lưu trữ trực tuyến vĩnh viễn. Bất kỳ hành vi trục lợi nào đều có thể truy vết nhanh chóng ra khách hàng sử dụng dịch vụ đó.

- eKYC giúp khách hàng nâng cao trải nghiệm dịch vụ của ngân hàng. Nhờ có eKYC khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi đến lượt gặp nhân viên ngân hàng để thực hiện giao dịch, không cần điền vào nhiều biểu mẫu... Giao dịch eKYC hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp của bất kỳ thao tác thủ công nào nên khách hàng chỉ mất vài phút để xác minh.

- eKYC giúp nâng cao hiệu suất làm việc của ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí cho hoạt động của mình.

- Dữ liệu về khách hàng sẽ được tự động lưu trữ. Ngân hàng có thể dựa vào dữ liệu lưu trữ hoạt động giao dịch của khách hàng để dự đoán và đề xuất dịch vụ phù hợp cho khách hàng đó.

Công nghệ được sử dụng trong eKYC

OCR

OCR (tên tiếng anh: Optical Character Recognition) có nghĩa là nhận dạng ký tự quang học. Công nghệ OCR được sử dụng để trích xuất thông tin từ các tài liệu nhận dạng mà khách hàng cung cấp như căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe... rồi đưa các thông tin được mã hóa lên hệ thống. Quá trình trích xuất dữ liệu diễn ra rất nhanh chóng không quá 3 giây nhưng độ chính xác lên tới 99%.

Đối với việc xác minh căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe, công nghệ OCR sẽ xác minh họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, xem xét hình ảnh có sự can thiệp của photoshop hay có dấu hiệu chỉnh sửa không, phát hiện giấy tờ nhàu nát, gấp cạnh...

Face matching

Face matching sẽ sử dụng các thuật toán để chọn ra các chi tiết cụ thể trên khuôn mặt của 1 người. Các chi tiết thu được sẽ được số hóa và dùng để so sánh với dữ liệu trên các khuôn mặt khác trong cơ sở dữ liệu có sẵn. Công nghệ này giúp phân biệt khuôn mặt này với khuôn mặt khác và hầu như các thiết bị di động có camera đều tích hợp với nó. Công nghệ Face matching sẽ giúp nhận dạng khuôn mặt với độ chính xác 98%.

Liveness detection

Đây là công nghệ giúp ngăn chặn việc đánh cắp thông tin người dùng. Liveness detection sẽ xác định thời gian thực diễn ra là của khách hàng chứ không phải do robot hay một kẻ mạo danh. Công nghệ này cho phép khách hàng tương tác với các hệ thống xác thực bằng cách sử dụng ảnh hoặc video được chụp/quay bằng webcam hoặc máy ảnh smartphone hoặc máy tính bảng

Fraud detection

Fraud detection là công nghệ được sử dụng để ngăn chặn tiền hoặc tài sản thu được bằng các hành vi giả mạo. Công nghệ này được sử dụng để xác minh chính xác 1 cá nhân nào đó trong các tác vụ liên quan đến tài khoản giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin của khách hàng, tránh trường hợp đối tượng xấu dùng thông tin đó bất hợp pháp làm mất lòng tin của người dùng.

E-Signature

Chữ ký điện tử là chứng nhận sự đồng ý của khách hàng trong việc chấp thuận các điều kiện sử dụng dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Chữ ký điện tử có thể thay thế chữ ký viết tay trong các giao dịch. Công nghệ E-Signature cho phép khách hàng ký tài liệu mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị. Nhờ đó mà cải thiện tốc độ giao dịch và tăng trải nghiệm của người dùng.

 Các công nghệ được sử dụng trong eKYC

 Các công nghệ được sử dụng trong eKYC

Quy định của pháp luật về việc triển khai eKYC

Ngày 4/12/2020, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN trong đó có một số nội dung chính sau:

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định tại Điều này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

- Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ tùy thân của khách hàng theo quy định hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức tín dụng khác hoặc bởi tổ chức được cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử

- Có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán

- Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro. Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật trong quá trình cung ứng dịch vụ

- Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian đối với các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng mở, sử dụng tài khoản thanh toán.

3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện công nghệ để đánh giá rủi ro, xác định phạm vi sử dụng và quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán của khách hàng mở bằng phương thức điện tử nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.

4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định trên đối với một trong các trường hợp sau:

- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng giải pháp cuộc gọi ghi hình để thực hiện thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở tài khoản thanh toán đảm bảo hiệu quả như quy trình nhận biết, xác minh thông tin khách hàng qua phương thức gặp mặt trực tiếp.

- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối chiếu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân thông qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân

- Sau khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản

- Các giao dịch chuyển tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng phương thức điện tử cho chính chủ tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó

- Các trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định

- Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử không áp dụng đối với tài khoản thanh toán chung, khách hàng cá nhân là người nước ngoài và các đối tượng sau:

  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Quy định về việc triển khai eKYC

Quy định về việc triển khai eKYC

Thực tiễn áp dụng eKYC tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ ngày 5/3/20121 tất cả ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến để mở tài khoản online cho khách hàng.

Từ tháng 7/2020 đã có nhiều ngân hàng triển khai giải pháp eKYC. Các ngân hàng đã triển khai eKYC cho biết, hoạt động kinh doanh của họ đã đạt được những kết quả nổi bật khi số lượng khách hàng mới tăng nhanh, số lượng giao dịch qua kênh Mobile Banking và Internet Banking cũng tăng rõ rệt.

Thông công bố của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 20020, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Mobile Banking tăng gần 124% về số lượng và 126% về giá trị so với năm 2019, số lượng giao dịch thanh toán qua Internet tăng gần 9% về số lượng và 26% về giá trị giao dịch so với năm 2019.

Tính đến nay có hơn 20% ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng eKYC trong việc định danh khách hàng như VPBank, TPBank, Vietcombank, VietinBank, ACB, Bản Việt... Trong đó VPBank là ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công eKYC. Chỉ sau 2 tháng ra mắt, VPBank đã có 15.000 tài khoản đăng ký mới, bằng 50% dự toán cả năm 2020. Tiếp theo là HDBank chỉ sau 1 tháng triển khai việc định danh trực tuyến eKYC trên app HDBank đã thu hút gần 15.000 khách hàng đăng ký.

Chia sẻ về việc áp dụng công nghệ định danh điện tử eKYC, Ông Trần Công Quỳnh Lân – Phó Tổng Giám đốc VietinBank chia sẻ: “Tôi nghĩ, chuyển đổi số không làm giảm đi số lượng công việc, nó chỉ chuyển đổi từ nhóm công việc này sang nhóm công việc kia, chúng ta giải phóng con người khỏi những công việc nhàm chán và cung cấp mọi điều kiện cho con người có những công cụ để có thể làm việc những công việc có giá trị cao hơn”.

Quy trình eKYC được rất nhiều ngân hàng triển khai

Quy trình eKYC được rất nhiều ngân hàng triển khai

Ông Đào Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết: “Cho phép eKYC là điều kiện vô cùng quan trọng cung ứng dịch vụ hiện đại cho khách hàng. Việc có cơ sở dữ liệu chung quốc gia đang là mong muốn của các ngân hàng khi triển khai eKYC. Qua đó tạo thuận lợi cho ngân hàng có thể định danh một người công dân cũng như xác minh tình hình tài chính, thông tin liên quan của cá nhân đó khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng đánh giá xếp hạng cung cấp dịch vụ đặc biệt là dịch vụ tín dụng.

Ngân hàng hy vọng dự án cơ sở dữ liệu quốc gia được Bộ Công an hoàn thành sớm nhất và ngân hàng sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, chuẩn bị mọi giải pháp để có thể sử dụng nguồn thông tin dữ liệu quốc gia ngay khi dự án được triển khai”.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Để làm tốt câu chuyện eKYC, Ngân hàng nhà nước cần phải dựa trên nguồn dữ liệu trên căn cước công dân, số chứng minh thư nhân dân. Ngân hàng cần sự phối hợp của các Bộ, ngành. Hiện các ngân hàng thương mại đã chủ động làm việc với Bộ Công an”.

Ông Dũng cũng cho biết: “Chiều 20.6, bốn ngân hàng thương mại đã cùng Bộ Công an ký thỏa thuận khai thác dữ liệu căn cước công dân. Đây là nội dung rất lớn phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng. Nếu chúng ta khai thác được dữ liệu căn cước công dân sinh trắc học, gần như việc giả mạo thông tin khi mở thẻ ngân hàng sẽ không còn nữa. Trong 4 ngân hàng trên có 3 ngân hàng thương mại nhà nước và 1 ngân hàng thương mại cổ phần”. 

Như vậy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp như hiện nay, việc triển khai định danh khách hàng trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *