avatart

khach

icon

Độ co giãn của cung theo giá là gì theo góc nhìn kinh tế?

Thị trường tài chính

- 24/12/2021

0

Thị trường tài chính

24/12/2021

0

Độ co giãn của cung theo giá là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Vậy độ co giãn của cung theo giá là gì?

Mục lục [Ẩn]

Khái niệm độ co giãn của cung theo giá

Độ co giãn của cung theo giá (tên gọi tiếng Anh: Price Elasticity of Supply) là thước đo biểu thị mức độ phản ứng của việc cung cấp hàng hóa khi có sự thay đổi về giá với điều kiện các nhân tố khác được giữ nguyên. 

Ví dụ độ co giãn của cung theo giá: Nếu có quá nhiều người trồng cam làm giá cam giảm. Tuy nhiên, khi đến vụ thu hoạch người nông dân vẫn phải tiến hành thu hoạch và bán với mức giá thấp hơn. Về lâu dài, người nông dân có thể trồng ít cam hơn và chuyển sang trồng các loại quả khác có tiềm năng kinh tế hơn.

Công thức tính độ co giãn của cung theo giá

Công thức tính độ co giãn của cung theo giá

Cách tính độ co giãn của cung theo giá

Công thức tính

Độ co giãn của cung theo giá được tính bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi lượng cung và thay đổi trong mức giá hàng hóa đó. Công thức tính độ co giãn của cung theo giá bán như sau:

 Độ co giãn của cung theo giá là gì?

Về phương pháp tính

Cách tính độ co giãn của cung theo giá được chia thành 2 trường hợp sau:

- Co giãn điểm: Chính là sự co giãn tại 1 điểm trên đường cung. Phương pháp tính này được áp dụng khi có sự thay đổi rất nhỏ của lượng cung và các yếu tố ảnh hưởng khác. Công thức độ co giãn của cung theo giá được triển khai như sau:

 Phương pháp co giãn điểm

- Co giãn khoảng: Là sự co giãn tại 1 khoảng hữu hạn trên đường cung. Phương pháp tính này được áp dụng khi có sự thay đổi lớn của lượng cung và các yếu tố ảnh hưởng khác. Công thức tính độ co giãn của cung theo giá được triển khai như sau:

 Phương pháp co giãn khoảng

Phân loại hệ số của cung theo giá 

Hệ số co giãn của cung theo giá sẽ được chia thành 5 loại như sau:

Cung ít co giãn

 Cung ít co giãn

- Giá thay đổi 1% >> Lượng cung thay đổi < 1%

- Điều này chứng tỏ người sản xuất có mức độ nhạy cảm thấp so với sự thay đổi của giá.

- Đường cung dốc.

Cung co giãn tương đối theo giá

 Cung co giãn tương đối theo giá

Trường hợp độ co giãn của cung theo giá lớn hơn 1 có nghĩa là khi gia thay đổi 1% >> lượng cung thay đổi > 1%. Điều đó chứng tỏ là người sản xuất khá nhạy cảm với sự thay đổi giá. Đường cung trong trường hợp này thoải.

Cung co giãn đơn vị

 Cung co giãn đơn vị

Khi gia thay đổi 1% >> Lượng cung thay đổi đúng 1%. Trường hợp này hiếm gặp ở thực tế mà chỉ có trên lý thuyết.

Cung hoàn toàn không co giãn

 Cung hoàn toàn không co giãn

- Giá thay đổi >> Lượng cung vẫn giữ nguyên.

- Người sản xuất luôn cung cấp một lượng hàng hóa nhất định ở mọi mức giá.

- Đường cung trong trường hợp này là đường thẳng đứng và song song với trục tung (Oy).

Cung co giãn hoàn toàn

 Cung co giãn hoàn toàn

- Giá không đổi >> Lượng cung vẫn thay đổi

- Giá thay đổi càng nhỏ >> Lượng cung sẽ giảm về 0/

- Người tiêu dùng chỉ mua hàng ở mức giá P1 duy nhất.

- Đường cung trong trường hợp này sẽ là đường thẳng và song song với trục hoành.

2 yếu tố ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cung theo giá

Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất

- Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà được sản xuất bằng cách sử dụng quy trình sản xuất độc quyền, phức tạp thì hệ số co giãn của cung theo giá cũng rất thấp, thậm chí có thể bằng 0.

- Ngược lại, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sản xuất từ quy trình sản xuất phổ biến thì hệ số co giãn cung theo giá sẽ có giá trị lớn.

Ví dụ: Khi giá dung dịch sát khuẩn tăng lên, chủ cơ sở sản xuất có thể điều chỉnh đầu vào như tăng số lượng lao động, tăng giờ làm… để tăng lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc này sẽ dễ thực hiện hơn so với việc ngay lập tức tăng sản lượng sầu riêng khi nhu cầu của thị trường lớn vì nó còn phụ thuộc vào quỹ đất, điều kiện khí hậu, quy trình chăm sóc… Vì vậy, trong cùng 1 điều kiện thì cung về dung dịch sát khuẩn sẽ co giãn hơn so với cung về sầu riêng.

Giá cả giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung

Giá cả giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung

Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi dài hay ngắn?

Nếu khoảng thời gian kể từ khi có sự thay đổi về giá càng dài thì hệ số co giãn cung theo giá càng lớn. Điều đó có nghĩa là trong ngắn hạn hệ số co giãn cung theo giá không thay đổi nhiều còn trong dài hạn thì hệ số này sẽ lớn hơn.

Ví dụ: Mấy năm trước đây, bưởi diễn là giống bưởi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều người trồng thành công loại bưởi này. Điều này làm cho giá bưởi diễn ngày càng giảm, người nông dân vẫn phải thu hoạch và phải bán với mức giá thấp. Tuy nhiên, về lâu dài thì người nông dân có thể lựa chọn loại hoa quả khác mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn thay vì trồng bưởi diễn làm thay đổi lượng cung loại bưởi này.

Như vậy, việc tính toán độ co giãn của cung theo giá cho biết số lượng hàng hóa được cung cấp ra ngoài thị trường thay đổi như thế nào khi giá cả được điều chỉnh.

 

Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *