Người giàu nhất Việt Nam hiện nay là ai?
Mục lục [Ẩn]
Hiện nay người đang giữ vị trí đầu bảng những người giàu nhất Việt Nam không ai khác là Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup với tổng tài sản ước tính là 8,1 tỷ USD, xếp thứ 322 trong danh sách người giàu thế giới theo Forbes, tính đến đầu tháng 12 năm 2021.
Trước khi ngồi được vào vị trí cao này, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng có quãng thời gian khởi nghiệp vô cùng vất vả và đi lên làm giàu từ hai bàn tay trắng. Tuy nhiên với ý chí quyết tâm của mình, ông đã làm được những điều phi thường mà không ai tin là có thể.
Đôi nét về tỷ phú Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng người giàu nhất Việt Nam
Phạm Nhật Vượng, sinh ngày 5/8/1968, ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, Hà Tỉnh. Gia đình ông gồm có 3 anh em, bố là quân nhân còn mẹ làm nghề bán nước dạo.
Năm 1987 ông thi đỗ vào trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội và nhờ những thành tích học tập nổi trội, ông đã được trường cử sang Nga để theo học tại trường Đại học Thăm dò địa chất Liên Bang Nga – Russian State Geological Prospecting University. Trong khoảng thời gian này ông đã quen bà Phạm Thu Hương vợ hiện tại của ông, hai người yêu nhau rồi kết hôn và quyết định lập nghiệp trên đất khách quê người.
Chức vụ hiện tại của ông là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup.
Con đường khởi nghiệp kinh doanh của tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Ngay từ khi học năm 3 đại học, ông đã bắt đầu tập tành kinh doanh, bằng việc thuê một phòng trong tòa nhà DOM 5 để bán áo được nhập từ Việt Nam. Thời điểm đó vợ chồng ông vẫn kiếm được tiền nhưng vì thiếu kinh nghiệm và thị trường thay đổi nên ông bị phá sản.
Con đường khởi nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Năm 1993, sau khi tốt nghiệp trường đại học tại Nga, lúc này cũng là lúc Liên Bang Xô Viết tan rã, nhu cầu hàng hóa vô cùng khan hiếm nên ông đã quyết định vay mượn bạn bè, người thân để mở Công ty Technocom chuyên sản xuất mì gói. Mì gói của ông không chỉ được người dân Ukraine yêu thích mà còn 30 quốc gia khác cũng tin dùng loại mì ăn sẵn này nhờ nguyên liệu tươi ngon và giá thành hợp lý. Từ đó, ông trở nên nổi tiếng với biệt danh “ông hoàng đồ ăn sẵn” và được nhiều người dân Nga yêu thích. Thương hiệu của ông chiếm vị trí số 1 trên thị trường thức ăn nhanh vì nó thu hút 97% thị phần tại Ukraina.
Dù việc kinh doanh vẫn đang phát triển thuận lợi, nhưng vẫn hướng về quê nhà. Đến năm 2000, Technocom đã tiến hành đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty con gồm Vincom và Vinpearl.
Vincom đã đạt được thắng lợi to lớn với việc xây dựng trung tâm thương mại Vincom ở Hà Nội, khu phức hợp Vincom Park Place, còn Vinpearl ở Nha Trang thì được xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang 225 phòng ra đời.
Việc kinh doanh ở Ukraina dù đang rất phát triển, nhưng ông lại quyết định dừng chân và bán lại toàn bộ cổ phần cho công ty Nestle Thụy Sĩ vào năm 2010 với giá 150 triệu USD để quay về Việt Nam và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực BĐS với những dự án mới tiếp theo. Đây có thể được xem là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Tháng 11 năm 2011, Vincom và Vinpearl chính thức được sáp nhập trở thành công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Nam Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn. Trong năm này, cổ phiếu của Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch.
Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp); Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô).
Những khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện nay đẩy mạnh kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, bất động sản, du lịch, siêu thị... và đem lại nguồn doanh thu khổng lồ cho ông.
Với tài sản từ thị trường chứng khoán cổ phiếu, khoảng gần 900 triệu cổ phiếu VIC. Trong năm 2021 giá cổ phiếu VIC bất ngờ tăng trần lên 105.300 đồng/cổ phiếu và vẫn còn dư mua trần lượng lớn. Tổng khối lượng đạt trên 8,7 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị sang tay hơn 900 tỷ đồng.
Ngoài thị trường chứng khoán thì doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh ô tô cũng đem lại cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng khối tài sản kếch xù.
Để có được thành công như ngày hôm nay ngoài sự quyết tâm và nổ lực hết mình thì nắm bắt thời cơ chính là cách để giúp tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở nên giàu có như ngày hôm nay.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất