avatart

khach

icon

5 giải pháp duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi thu nhập bấp bênh

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 09/11/2023

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

09/11/2023

0

Trong trường hợp thu nhập bấp bênh, gặp các áp lực về tài chính, người tham gia bảo hiểm nhân thọ vẫn có thể duy trì hợp đồng, bảo vệ quyền lợi bảo hiểm bằng các cách như tạm ứng, tạm dừng đóng phí...

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm có thời gian đóng phí dài, có thể là 10 năm, 15 hay 20 năm... Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm, tránh việc hợp đồng bị mất hiệu lực thì người tham gia cần lựa chọn sản phẩm có mức phí phù hợp với mức thu nhập (khoảng 10%) và duy trì ổn định phí đóng bảo hiểm đến hết thời hạn.

Kỳ hạn đóng phí bảo hiểm nhân thọ khá linh hoạt, tùy theo điều kiện thu nhập mà người tham gia có thể chọn cách đóng phí định kỳ theo tháng, quý, nửa năm hay 1 năm... Với mỗi sản phẩm, công ty bảo hiểm sẽ quy định thời gian đóng phí và khách hàng phải tuân theo. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tận dụng thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm là 60 ngày kể từ ngày đến hạn nộp phí để thực hiện nghĩa vụ đóng phí cho công ty bảo hiểm.

Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ như chúng ta nghĩ, ai cũng có lúc gặp khó khăn về tài chính. Nhiều người có thu nhập ổn định, đổi lại, cũng rất nhiều người thu nhập lại bấp bênh lúc cao lúc thấp, có thể là theo mùa, theo vụ... Vậy làm thế nào để duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi thu nhập bấp bênh?

Thực tế, hiện nay có không ít khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ vẫn loay hoay tìm giải pháp để duy trì hợp đồng bảo hiểm khi phải đối mặt cùng lúc nhiều áp lực tài chính. Dưới đây là một số giải pháp khách hàng có thể tham khảo để đảm bảo việc đóng phí bảo hiểm theo đúng cam kết trong hợp đồng nhằm tránh việc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị vô hiệu lực, ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm.

Làm thế nào để duy trì hợp đồng bảo hiểm khi thu nhập bấp bênh?

Làm thế nào để duy trì hợp đồng bảo hiểm khi thu nhập bấp bênh?

Tận dụng thời gian gia hạn đóng phí

Tất cả các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay (bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ) đều có điều khoản về gia hạn đóng phí. Bên mua bảo hiểm hãy tận dụng quyền này khi tài chính gặp khó khăn. Nghĩa là khi đến thời hạn đóng phí bảo hiểm theo quy định của công ty bảo hiểm bạn vẫn chưa xoay xở được tiền thì bên mua bảo hiểm được phép gia hạn đóng phí bảo hiểm tối đa 60 ngày ngay sau ngày đến hạn đóng phí bảo hiểm.

Ví dụ: Quy tắc điều khoản sản phẩm Tươi Lai Tươi Sáng của Prudential quy định như sau: "Nếu Phí bảo hiểm không được đóng khi đến hạn, thời gian gia hạn đóng Phí bảo hiểm là 60 ngày ngay sau ngày đến hạn đóng Phí bảo hiểm. Trong thời gian gia hạn đóng Phí bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực.... Sau khi kết thúc thời gian gia hạn đóng Phí bảo hiểm, nếu Bên mua bảo hiểm không đóng đủ khoản Phí bảo hiểm đến hạn, Hợp đồng bảo hiểm sẽ mất hiệu lực kể từ Ngày đến hạn đóng phí trừ trường hợp Hợp đồng bảo hiểm đã có Giá trị hoàn lại. Khi đó, Prudential sẽ tự động đóng phí thay cho Bên mua bảo hiểm từ Giá trị hoàn lại theo định kỳ đóng phí của Hợp đồng bảo hiểm này hoặc định kỳ đóng phí có thời hạn ngắn hơn tương ứng với Giá trị hoàn lại còn lại của Hợp đồng bảo hiểm..."

Như vậy, nếu bạn chưa thể xoay sở đủ tiền để đóng phí bảo hiểm, hãy tận dụng khoản thời gian gia hạn đóng phí này để giải quyết khó khăn về tài chính.

Lưu ý: Trong thời gian gia hạn đóng phí, hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực. 

Điều chỉnh định kỳ đóng phí bảo hiểm

Hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay đều có định kỳ đóng phí linh hoạt. Tùy theo điều kiện tài chính, khách hàng có thể lựa chọn định kỳ đóng phí theo tháng, quý, nửa năm hoặc hàng năm.

Trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm, các công ty bảo hiểm cho phép bên mua bảo hiểm có quyền điều chỉnh định kỳ đóng phí. Thông qua việc lập văn bản và gửi đến công ty bảo hiểm, bên mua bảo hiểm được yêu cầu thay đổi định kỳ đóng phí. Khi tài chính eo hẹp, bạn có thể yêu cầu điều chỉnh định kỳ đóng phí năm sang đóng quý hoặc tháng. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bạn đang đóng phí 20 triệu đồng một năm, bạn có thể thay đổi định kỳ sang đóng phí tháng với số tiền 1,6 triệu đồng/tháng.

Như vậy, cách này sẽ giúp bên mua bảo hiểm giải quyết khó khăn tài chính khi thu nhập bấp bênh mà vẫn đảm bảo duy trì hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, cần lưu ý:

  • Đọc kỹ quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm đang tham gia để nắm rõ quy định về yêu cầu thay đổi định kỳ đóng phí. Mỗi sản phẩm, công ty sẽ có quy định khác nhau về nội dung này. Ví dụ, điều khoản sản phẩm Tương Lai Tươi Sáng quy định: "Bên mua bảo hiểm được lựa chọn đóng Phí bảo hiểm theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng nửa năm hoặc hàng năm và có quyền yêu cầu thay đổi định kỳ đóng Phí bảo hiểm. Yêu cầu thay đổi định kỳ đóng Phí bảo hiểm phải được lập thành văn bản và gửi đến Prudential chậm nhất 30 ngày trước Ngày kỷ niệm năm hợp đồng. Nếu chấp thuận đề nghị thay đổi này của Bên mua bảo hiểm, Prudential sẽ cấp cho Bên mua bảo hiểm Thư xác nhận điều chỉnh định kỳ đóng Phí bảo hiểm". Còn quy tắc điều khoản Sun - Sống Mới của Sun Life quy định như sau: "Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu thay đổi định kỳ đóng phí bảo hiểm, tùy thuộc vào sự chấp nhận của Công ty. Yêu cầu thay đổi định kỳ đóng phí bảo hiểm phải được gửi đến Công ty chậm nhất 30 ngày trước Ngày đến hạn đóng phí"
  • Xem xét và cân nhắc khả năng tài chính của bản thân để lựa chọn việc thay đổi định kỳ đóng phí phù hợp.

Tạm ứng từ Giá trị hoàn lại

Khi đến hạn đóng phí mà người tham gia bảo hiểm đang gặp khó khăn về tài chính, để duy trì được hợp đồng và bảo vệ quyền lợi bảo hiểm, người tham gia có thể đề nghị bằng văn bản với công ty bảo hiểm yêu cầu được tạm ứng từ giá trị hoàn lại với số tiền tạm ứng không quá 80% giá trị hoàn lại tại thời điểm tạm ứng tùy từng công ty bảo hiểm. Lãi suất áp dụng cho các khoản tạm ứng sẽ được quy định riêng cho từng sản phẩm của mỗi công ty bảo hiểm.

Ngoài việc khách hàng tự đề nghị tạm ứng thì một số sản phẩm còn có điều khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm tự động. Điều này giúp hợp đồng của bạn vẫn tiếp tục có hiệu lực kể cả sau khi bạn đã dùng biện pháp tận dụng thời gian gia hạn đóng phí. Chẳng hạn, điều khoản sản phẩm Tương Lai Tươi Sáng của Prudential có nêu rõ về quy định tạm ứng từ giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm tự động như sau: "Sau khi kết thúc thời gian gia hạn đóng Phí bảo hiểm, nếu Bên mua bảo hiểm không đóng đủ khoản Phí bảo hiểm đến hạn, Hợp đồng bảo hiểm sẽ mất hiệu lực kể từ Ngày đến hạn đóng phí trừ trường hợp Hợp đồng bảo hiểm đã có Giá trị hoàn lại. Khi đó, Prudential sẽ tự động đóng phí thay cho Bên mua bảo hiểm từ Giá trị hoàn lại theo định kỳ đóng phí của Hợp đồng bảo hiểm này hoặc định kỳ đóng phí có thời hạn ngắn hơn tương ứng với Giá trị hoàn lại còn lại của Hợp đồng bảo hiểm..."

Tuy nhiên, giải pháp tạm ứng từ Giá trị hoàn lại chỉ có thể thực hiện khi hợp đồng bảo hiểm của bạn đã có Giá trị hoàn lại. Để xác định chính xác thời điểm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, bạn cần dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, đọc kỹ quy tắc điều khoản sản phẩm bạn tham gia.

Khi tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng, bên mua bảo hiểm có thể hoàn trả số tiền tạm ứng vào bất cứ lúc nào, công ty bảo hiểm sẽ trừ số tiền tạm ứng từ bất kỳ khoản tiền nào mà công ty phải trả theo hợp đồng bảo hiểm này. Tiền lãi tạm ứng từ giá trị hoàn lại sẽ được tích lũy theo tỷ lệ và cách thức do Công ty bảo hiểm quy định phù hợp với các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi đến hạn thanh toán các khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại, Bên mua bảo hiểm phải trả cho Công ty khoản tạm ứng gốc cùng với lãi tích lũy của khoản tạm ứng đó. Lãi đến hạn nếu không được thanh toán sẽ được cộng vào khoản tạm ứng gốc và tích lũy lãi theo cùng tỷ lệ và cách thức.

Lưu ý: Khi tổng các khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại và tạm ứng đóng phí bảo hiểm tự động cùng với lãi tích lũy bằng hoặc vượt quá giá trị hoàn lại tại thời điểm đó thì hợp đồng bị mất hiệu lực. Do đó khi tài chính khôi phục, thu nhập đã ổn định bạn nên thanh toán đầy đủ số tiền tạm ứng để các quyền lợi bảo hiểm được đảm bảo.

giai-phap-duy-tri-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-khi-thu-nhap-bap-benh-03

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Xin giảm mệnh giá bảo hiểm

Sau khi hợp đồng có hiệu lực vào một khoảng thời gian nhất định (tùy theo quy định của từng sản phẩm), có thể 1 năm hoặc 3 năm... bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu thay đổi số tiền bảo hiểm, trong đó có giảm số tiền bảo hiểm (mệnh giá bảo hiểm) khi đáp ứng được các điều kiện mà công ty bảo hiểm đưa ra. Khi yêu cầu thay đổi, phí bảo hiểm cơ bản có thể thay đổi phù hợp với mệnh giá bảo hiểm mới đã được công ty bảo hiểm chấp thuận.

Như vậy, trường hợp gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể gửi yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm được duy trì, các quyền lợi vẫn còn mà mức phí bảo hiểm đã giảm hơn so với trước đó.

Tuy nhiên, cần chú ý mỗi sản phẩm bảo hiểm sẽ có quy định cụ thể về việc thay đổi số tiền bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cần đọc kỹ và thực hiện đúng theo quy định. Ví dụ điều khoản sản phẩm Sun - Sống Mới quy định: "Từ Năm hợp đồng thứ 3, Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu thay đổi Số tiền bảo hiểm nếu đáp ứng các điều kiện sau:

i) Đối với yêu cầu tăng Số tiền bảo hiểm: Người được bảo hiểm không vượt quá 65 tuổi tại thời điểm yêu cầu và phải đáp ứng các yêu cầu về thẩm định của Công ty;

ii) Đối với yêu cầu giảm Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm sau khi thay đổi không thấp hơn giới hạn tối thiểu của Hệ số Số tiền bảo hiểm

Phí bảo hiểm cơ bản có thể thay đổi khi thay đổi Số tiền bảo hiểm nhưng phải phù hợp với phạm vi Số tiền bảo hiểm theo quy định của Công ty. Phí bảo hiểm cơ bản (nếu có thay đổi), Phí bảo hiểm rủi ro và các điều kiện khác có liên quan của Hợp đồng bảo hiểm sẽ được điều chỉnh tương ứng vào Ngày kỷ niệm năm hợp đồng ngay sau khi yêu cầu thay đổi Số tiền bảo hiểm được Công ty chấp thuận"

Tạm ngưng đóng phí

Tạm ngưng đóng phí là giải pháp dành cho những khách hàng đang tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thuộc dòng bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị. Theo đó, quyền lợi linh hoạt trong đóng phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị giúp khách hàng có thể tận dụng cho trường hợp gặp khó khăn về tài chính.

Cụ thể, các sản phẩm liên kết chung và liên kết đơn vị hiện nay có điều khoản về tự đóng phí bảo hiểm từ giá trị tài khoản hợp đồng. Tận dụng điều khoản này, khách hàng có thể khồng cần đóng phí trong năm đó, hoặc đóng rất ít đều được miễn sao đáp ứng điều kiện là giá trị tài khoản hợp đồng đủ để khấu trừ đóng phí bảo hiểm cho sản phẩm chính và sản phẩm bổ sung, từ đó duy trì hiệu lực hợp đồng.

Ví dụ, điều khoản sản phẩm Trọn Vẹn Cân Bằng của AIA có quy định "Kể từ Năm hợp đồng thứ 5 trở đi, Bên mua bảo hiểm có thể đóng một phần hoặc toàn bộ Phí bảo hiểm cơ bản định kỳ nhưng cần duy trì Giá trị tài khoản hợp đồng không thấp hơn Khoản khấu trừ hàng tháng để đảm bảo hiệu lực hợp đồng".

Hay điều khoản sản phẩm PRU - Đầu Tư Linh Hoạt của Prudential có quy định: "Bên mua bảo hiểm có quyền tạm ngưng đóng Phí bảo hiểm trong bất kỳ thời điểm nào kể từ Năm hợp đồng thứ 6 trở đi với điều kiện Hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực và Giá trị quỹ của hợp đồng tại thời điểm Tạm ngưng đóng Phí bảo hiểm còn đủ để trả cho Phí bảo hiểm rủi ro và Phí quản lý hợp đồng như quy định tại Điều 14. Việc Tạm ngưng đóng Phí bảo hiểm này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm và Hợp đồng bảo hiểm có thể bị mất hiệu lực theo quy định tại Điều 16.

Quyền tạm ngưng đóng phí bảo hiểm chỉ áp dụng đối với bảo hiểm chính và (các) Bảo hiểm bổ trợ Nhóm 1, không áp dụng đối với (các) Bảo hiểm bổ trợ Nhóm 2, nếu có. Trong thời hạn tạm ngưng đóng phí, Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu chỉ đóng phí bảo hiểm cho (các) Bảo hiểm bổ trợ Nhóm 2"

Như vậy, khi tận dụng giải pháp này, dù không phải thực hiện các thủ tục văn bản phức tạp gửi cho phía công ty bảo hiểm nhưng khách hàng cần nghiên cứu kỹ điều khoản sản phẩm để nắm rõ mốc thời gian bạn được tận dụng sự linh hoạt đóng phí này. Ngoài ra cần đảm bảo giá trị tài khoản hợp đồng đủ để khấu trừ phí bảo hiểm khi bạn tạm ngừng đóng phí hay đóng ít đi.

Lưu ý:

  • Việc tạm ngừng đóng phí có thể ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm và Hợp đồng bảo hiểm có thể bị mất hiệu lực, cho nên khách hàng cần có sự cân nhắc kỹ càng
  • Giải pháp tạm ngừng đóng phí này chỉ áp dụng cho các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị. Còn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thì không thể áp dụng. Bởi các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp cần đóng đúng và đủ số phí, nếu bạn tạm ngừng hợp đồng sẽ ngay lập tức mất hiệu lực, quyền lợi bảo hiểm không được bảo vệ và chi trả khi rủi ro xảy ra.

Tham gia bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tài chính hiệu quả vừa bảo vệ, vừa tích lũy tài chính cho các mục tiêu lâu dài. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đặc biệt là khó khăn về tài chính đóng phí, bên mua bảo hiểm có thể xem xét lựa chọn một trong các giải pháp trên đây để duy trì hợp đồng bảo hiểm. Từ đó dự phòng tốt hơn cho các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (3 lượt)

5 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *