avatart

khach

icon

Công ty bảo hiểm gặp rủi ro, Ai sẽ bảo vệ quyền lợi Người tham gia bảo hiểm?

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 26/01/2024

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

26/01/2024

0

Trong mọi trường hợp công ty bảo hiểm gặp rủi ro như mất khả năng thanh toán hay nguy cơ phá sản thì Người tham gia bảo hiểm nhân thọ đều được bảo vệ.

Mục lục [Ẩn]

Mọi hoạt động kinh doanh đều phải tuân theo Luật của Nhà nước, và kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, hiện nay đã có quy định rất nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm trong mọi trường hợp công ty bảo hiểm gặp rủi ro về tài chính.

Mới đây nhất là Nghị Định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm - có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2016.

Theo đó, Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Và để được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

cong-ty-bao-hiem-gap-rui-ro-ai-se-bao-ve-quyen-loi-cua-nguoi-tham-gia-bao-hiem-01

Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

  • Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kếtkhi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
  • Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
  • Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
  • Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
  • Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
  • Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

Biên khả năng thanh toán tối thiểu như sau:

  • Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
  • Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác:

  • Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
  • Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:

  • Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
  • Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
  • Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
  • Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
  • Các biện pháp khác.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định thì bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập và cơ chế hoạt động của Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Thêm vào đó, Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Việc trích nộp được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 3% tổng tài sản.

Đọc thêm: Công ty bảo hiểm phá sản, người mua bảo hiểm nhân thọ có bị mất tiền không?

cong-ty-bao-hiem-gap-rui-ro-ai-se-bao-ve-quyen-loi-cua-nguoi-tham-gia-bao-hiem-02

Quỹ này để sử dụng trong các trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được. Trong đó doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

Hay trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.

 

Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (4 lượt)

5 (4 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *