Bảo hiểm tài sản BIC gồm những loại nào?
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm tài sản là sản phẩm bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm thực hiện đóng phí đầy đủ.
Hiện nay BIC đang là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường.
Bảo hiểm tài sản BIC đang cung cấp hiện nay có nhiều loại phục vụ đa dạng các nhu cầu về bảo hiểm cho tài sản cho các doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể:
- Bảo hiểm cây cao su
- Bảo hiểm ATM
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khi có rủi ro về tài sản
- Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc
- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Cụ thể về từng loại bảo hiểm tài sản BIC vui lòng theo dõi nội dung dưới đây:
Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm cho đối tượng là tài sản
Bảo hiểm cây cao su
Cây cao su là một trong những loại cây công nghiệp được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam, hàng năm, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho doanh nghiệp và người dân gieo trồng. Nhằm đem đến cho khách hàng sự an tâm để sản xuất và đầu tư vào vườn cây cao su, BIC cung cấp tới khách hàng sản phẩm bảo hiểm cây cao su với mức phí cạnh tranh và nhiều quyền lợi vượt trội.
Sau đây là một số thông tin cơ bản về bảo hiểm cây cao su của BIC:
Đối tượng
- Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp, các hộ gia đình trồng cây cao su.
- Đối tượng được bảo hiểm: Các vườn cây cao su ở mọi độ tuổi, bao gồm cả vườn cây đang khai thác mủ và vườn cây kiến thiết cơ bản.
Phạm vi bảo hiểm
Sản phẩm bảo hiểm cây cao su BIC bảo hiểm cho các thiệt hại đối với cây cao su do rủi ro từ bão nhiệt đới cấp 8.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm được tính theo công thức:
Số tiền bào hiểm = (Diện tích vườn cây cao su trưởng thành x Sản lượng mủ trên 1 ha x Giá mủ cao su) + (Diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản x Chi phí tái kiến thiết vườn cây) |
Giới hạn bồi thường
Giới hạn bồi thường bảo hiểm từ 10 – 100% số tiền bảo hiểm tùy thuộc vào lựa chọn của khách hàng.
Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì? 6 điểm quan trọng cần lưu ý
Nhận tư vấn bảo hiểm miễn phí từ chuyên gia Thebank
Bảo hiểm cháy nổ không lường trước được
Bảo hiểm ATM
Các Ngân hàng luôn phải đối mặt với các nguy cơ trộm cắp tiền tại máy rút tiền tự động (ATM) hoặc cướp tiền trên đường vận chuyển từ Trụ sở đến các phòng Giao dịch/chi nhánh. Vì vậy BIC cung cấp các giải pháp bảo đảm sự an toàn cho tài sản, các giao dịch và hoạt động kinh doanh của Quý ngân hàng trước những rủi ro này.
Các tổn thất được BIC bảo hiểm
BIC bồi thường cho những tài sản bị tổn thất hoặc chi trả cho việc thay thế những tài sản bị tổn thất do các nguyên nhân sau:
- Hỏa hoạn, sét, nổ…
- Va chạm bởi các phương tiện đường bộ, hàng không…
- Động đất, núi lửa, sóng thần, giông bão, lũ, lụt, đất/đá sụt, lở, nước tràn…
- Bạo động, đình công, gây rối, hành động ác ý…
Đặc biệt, BIC bồi thường cho tổn thất do cướp, trộm cắp tiền mặt chứa trong các máy rút tiền tự động (ATM).
Các tổn thất không được BIC bồi thường:
Những tổn thất do các nguyên nhân sau đây sẽ không được chúng tôi bồi thường:
- Hành động cố ý hay cố ý bất cẩn của Người được bảo hiểm
- Sự thiếu hụt không rõ nguyên nhân/không rõ ràng của tiền mặt trong máy ATM
- Tổn thất hậu quả, tổn thất hoặc thiếu hụt do mất giá hay biến động đồng nội tệ.
- Hỏng hóc hoặc trục trặc máy móc cơ học và/hoặc hỏng hóc hay trục trặc về điện, hao mòn xuống cấp tự nhiên, thay đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hoặc duy tu bảo dưỡng máy móc.
- Tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra trong khi máy móc thiết bị được bảo hiểm đang chạy thử hoặc được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào hay với bất kỳ mục đích gì khác với chức năng đã được thiết kế.
- Hỏng hóc do sâu bọ, côn trùng, nấm…
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khi có rủi ro về tài sản
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh còn được gọi là “bảo hiểm thất thu lợi nhuận” hoặc “tổn thất hậu quả”. Mục đích của đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là bồi thường cho các doanh nghiệp với trường hợp mất lợi nhuận kinh doanh và các chi phí cố định gây ra bởi những thiệt hại vật chất được bảo hiểm.
Các thông tin cơ bản về loại bảo hiểm này gồm:
Đối tượng bảo hiểm
- Đối tượng tham gia bảo hiểm: Các doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm cháy hoặc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản tại BIC và có nhu cầu tham gia bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh.
- Đối tượng được bảo hiểm: Tổn thất Lợi nhuận gộp do giảm doanh thu và tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn bồi thường.
Quyền lợi và phạm vi bảo hiểm
Khi xảy ra rủi ro, doanh nghiệp sẽ được BIC bồi thường cho số tiền thiệt hại phát sinh do:
- Sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ trong lúc tài sản chưa được khôi phục sau tổn thất (do thời gian cần thiết xây mới, sửa chữa nhà xưởng, mua/nhập máy móc thiết bị...)
- Một số chi phí cố định vẫn phải giữ nguyên cho dù doanh số giảm (lương nhân viên, tiền thuê trụ sở, nhà xưởng)
- Chi phí tạm thời bổ sung (thuê tạm nhà xưởng khác để sản xuất, cất giữ thiết bị vào nơi an toàn, chi phí nhân viên làm thêm ngoài giờ...)
BIC sẽ bồi thường cho những loại tổn thất trên, giúp doanh nghiệp của quý khách bảo toàn doanh số, lợi nhuận cũng như vị thế trên thị trường mặc dù tổn thất xảy ra.
Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản
Với các doanh nghiệp thì rủi ro tài sản được xem là rủi ro đáng lo ngại nhất. Sản phẩm Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản của BIC giúp khách hàng bảo toàn tài sản doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất.
Đối tượng bảo hiểm
- Đối tượng tham gia bảo hiểm: Các xí nghiệp sản xuất, thương mại, khách sạn, dịch vụ
- Đối tượng bảo hiểm: Nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hóa, nguyên vật liệu, kho hàng, trụ sở/văn phòng làm việc
Phạm vi bảo hiểm
Bồi thường cho quý khách mọi tổn thất hoặc thiệt hại vật chất ngẫu nhiên bất ngờ và không lường trước bị gây ra bởi những nguyên nhân không thuộc bất cứ nguyên nhân nào bị loại trừ.
Vì thế, đơn bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản sẽ giúp quý khách bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mình một cách triệt để và hiệu quả hơn.
Nhận tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia bảo hiểm:
Bảo hiểm tài sản là rất cần thiết
Bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc
Ngày nay, nguy cơ cháy nổ luôn đe dọa đến tài sản, máy móc, nhà cửa, các công trình kiến trúc, xây dựng, khách hàng sẽ bị tổn thất rất lớn khi hỏa hoạn xảy ra, nhất là đối với khách hàng doanh nghiệp.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tránh mọi tổn thất về cháy, nổ. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của BIC.
Đối tượng bảo hiểm
- Đối tượng tham gia bảo hiểm: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nguy hiểm về cháy, nổ (xem danh sách TẠI ĐÂY)
- Đối tượng được bảo hiểm: Tài sản là nhà, công trình kiến trúc, máy móc thiết bị, hàng hóa được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm
Bồi thường cho quý khách tổn thất hoặc thiệt hại do cháy, sét đánh, nổ gây ra cho tài sản được bảo hiểm cũng như các thiệt hại gây ra trong quá trình dập tắt đám cháy
Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Những rủi ro như cháy, nổ, giông bão có thể đe dọa sự an toàn tài sản của các doanh nghiệp. Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt của BIC sẽ mang lại sự an tâm cho Quý khách hàng trước những tổn thất hay thiệt hại vật chất ngẫu nhiên bất ngờ không may xảy ra với tài sản của mình. Sau đây là các thông tin về sản phẩm
Đối tượng bảo hiểm
- Đối tượng tham gia bảo hiểm:
- Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nói chung
- Các doanh nghiệp, cá nhân sở hữu, thuê hoặc cho thuê những tòa nhà văn phòng, khách sạn
- Các đối tượng khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm tài sản.
- Đối tượng được bảo hiểm: Trụ sở, văn phòng làm việc, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hóa, nguyên vật liệu, kho hàng.
Quyền lợi và phạm vi bảo hiểm
Bồi thường cho các tổn thất hoặc thiệt hại do cháy, sét đánh, nổ hoặc các rủi ro được nêu trong Hợp đồng bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm cũng như các thiệt hại gây ra trong quá trình dập tắt đám cháy.
Khách hàng có thể lựa chọn yêu cầu bảo hiểm cho rủi ro “hỏa hoạn (A)” cùng với một hay nhiều rủi ro sau đây:
- Nổ (B);
- Máy bay rơi (C);
- Gây rối, đình công, công nhân bế xưởng (D);
- Hành động ác ý (E);
- Động đất, núi lửa phun (F);
- Giông bão (G);
- Giông bão, lụt (H);
- Thiệt hại do nước thoát ra từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước (I);
- Đâm va do xe cơ giới hay động vật (J).
Bảo hiểm tài sản thực sự là một điều vô cùng cần thiết, mang lại sự bảo vệ vững chắc cho những tài sản quý giá của bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho bạn về bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm tài sản BIC nói riêng.
Nếu bạn muốn được tư vấn miễn phí về bảo hiểm bởi chuyên gia Thebank có thể thực hiện bằng cách:
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất