avatart

khach

icon

Những điều được và mất khi có sổ hồng đồng sở hữu

Kiến thức vay vốn

- 16/06/2021

0

Kiến thức vay vốn

16/06/2021

0

Sổ hồng đồng sở hữu không phải là tên gọi quá xa lạ nhưng những ai có ý định giao dịch mua bán với loại giấy tờ này vẫn cần hiểu rõ những điểm lưu ý nhất định.

Mục lục [Ẩn]

Sổ hồng thực chất là một loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất nếu có được ban hành theo về cấp. Để đáp ứng nhu cầu và mục đích của người dân nhà nước còn ban hành sổ hồng riêng và sổ hồng đồng sở hữu. Bài viết này sẽ nói rõ để mọi người hiểu sổ hồng đồng sở hữu là như thế nào?

Sổ hồng đồng sở hữu là gì?

Sổ hồng là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Có 2 loại sổ hồng: sổ hồng riêng và sổ hồng đồng sở hữu(hay còn gọi là sổ hồng chung)

Sổ hồng riêng

Sổ hồng riêng là giấy chứng nhận riêng biệt của chủ sở hữu mà ở đó có số lô riêng, số thửa bản đồ riêng và người đứng tên trực tiếp trên sổ hoàn toàn có quyền quyết định mục đích sử dụng.

Sổ hồng đồng sở hữu

Còn sổ hồng đồng sở hữu lại là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có bằng hoặc nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái của chủ sở hữu. Sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác là sổ riêng chung thửa, sổ hồng chung.

Cả sổ hồng riêng và sổ hồng chung đều có giá trị pháp lý như nhau, được Nhà nước cấp và công nhận, áp dụng được mọi nơi trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… theo Nghị định Chính phủ ban hành số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Khi được cấp sổ hồng chung thì từng chủ sở hữu sẽ được cấp riêng 1 bản sổ hồng có giá trị tương tự nhau, không phải tập trung vào một cuốn duy nhất. Điểm khác biệt chỉ ở chỗ tên người sở hữu, sổ của ai sẽ có tên người đó. Sổ chỉ ghi tổng diện tích. Việc từng chủ sở hữu có diện tích đất bao nhiêu sẽ tự làm biên bản thỏa thuận giữa các bên với nhau.

Điểm thuận lợi/hạn chế khi sử dụng sổ hồng đồng sở hữu

Thuận lợi

Cho những người có thu nhập thấp

Đầu tiên, hình thức sổ hồng như thế này sẽ giúp những người có thu nhập thấp không đủ điều kiện kinh tế có thể có được cho mình một quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất nhất định.

Sổ hồng đồng sở hữu có những lợi ích không nhỏ

Sổ hồng đồng sở hữu có những lợi ích không nhỏ

Người sở hữu giải quyết trường hợp diện tích tối thiểu khi tách thửa

Ví dụ như ở địa bàn các quận 7, 12, Bình Tân, thành phố Thủ Đức và thị trấn các huyện quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở là 50 m2, trong đó chiều rộng không nhỏ hơn 4 m. Nếu bạn có diện tích nhỏ hơn thế nhưng vẫn muốn có cho mình sổ hồng thì việc “kết hợp” với người khác để xin sổ hồng đồng sở hữu sẽ là lựa chọn khá thuận tiện.

Người mua đất giấy tay

Cuối cùng, giúp những ai mua đất giấy tay tránh gặp phải rủi ro bị chủ đứng tên trên sổ lật kèo, bị cưỡng chế thi hành án nếu chẳng may chủ cũ dùng sổ để vay trả góp, muốn thực hiện thủ tục pháp lý gì cũng phải tốn thời gian chờ đợi chủ cũ ký tên.

Hạn chế

Ngoài những mặt tích cực thì sổ hồng đồng sở hữu vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được như:

Thủ tục giấy tờ phức tạp

Phải nói điểm trừ lớn nhất của hình thức sổ hồng đồng sở hữu chính là thủ tục giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian. Những việc như ký kết, mua bán, xin xây dựng, tranh chấp, chuyển nhượng, thế chấp, ủy quyền, thừa kế… mọi thứ có liên quan tới đất đều cần sự chấp thuận của tất cả các bên sở hữu của sổ hồng chung. Nếu một trong số các bên sở hữu không đồng ý thì sự việc sẽ phức tạp rất nhiều. 

Thủ tục giấy tờ phức tạp của sổ hồng đồng sở hữu khiến nhiều người lo lắng

Thủ tục giấy tờ phức tạp của sổ hồng đồng sở hữu khiến nhiều người lo lắng

Bất lợi cho người mua sau này khi mua nhà

Ngoài ra khi mua nhà có sổ đồng sở hữu cũng sẽ gây bất lợi cho người mua sau này về mặt giá bán (thường sẽ thấp hơn thị trường) cũng như khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức để tìm người giao dịch.

Những lưu ý khi mua sổ hồng đồng sở hữu

Nếu bạn quyết định sở hữu cho mình sổ hồng đồng sở hữu thì cần đặc biệt chú ý những điểm cơ bản sau:

  • Kiểm tra, xác minh thông tin chính xác về tổng số người đồng sở hữu sổ hồng với mình.
  • Kiểm tra sổ hồng hiện đang đứng tên ai? Đã chuyển qua nhiều người chưa hay vẫn chỉ 1 người? (Những) Người đó còn hay đã mất?
  • Kiểm tra hiện trạng của đất bao gồm mật độ xây dựng trên đất, hoàn công trên sổ hồng, diện tích nhà ở so với với số liệu trong sổ, tiền thuế đã nộp…
  • Xem xét đất có nằm trong khu quy hoạch hay không và có thật sự phù hợp với mục đích đầu tư của mình.

Sổ hồng đồng sở hữu có vay ngân hàng được không?

Xét về mặt dân sự, trong trường hợp sở hữu chung hợp nhất. Nhưng rất nhiều nguy hiểm bởi khi bạn có sổ hồng đồng sở hữu, bạn đi vay mượn thế chấp cần có sự đồng ý của các hộ gia đình đồng ý đi vay.

Vì vậy, hầu hết các ngân hàng Việt Nam không cho vay sổ hồng đồng sở hữu vì nó liên quan tới các yếu tố pháp lí của sổ hồng.

Thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?

Phương án tốt nhất hiện nay là bạn nên làm thủ tục chuyển nhượng/mua bán quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Thủ tục gồm các bước như sau:

Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

* Thẩm quyền công chứng: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh/thành phố nơi có bất động sản.

* Hồ sơ yêu cầu công chứng (theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng):

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch: Nội dung hợp đồng nêu rõ anh A chuyển nhượng một phần quyền sử dụng nhà đất cho bạn để bạn và anh A trở thành đồng chủ sử dụng/sở hữu nhà đất và sau khi đăng ký sang tên, hai người cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

* Trình tự: Thực hiện theo hướng dẫn của Luật Công chứng.

Việc cân nhắc và xem xét kỹ càng các mặt lợi và hại của sổ hồng đồng sở hữu sẽ giúp bạn có được quyết định phù hợp, đúng đắn hơn cho nhu cầu của mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3,5 (17 lượt)

3,5 (17 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *