Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp hay bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ thu nhập cho người lao động khi mất việc, chưa tìm được việc làm mới để trang trải chi phí cuộc sống và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới hiệu quả.
Tuy nhiên, nhận trợ cấp thất nghiệp khi chưa cần thiết sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quỹ bảo hiểm thất nghiệp thực lĩnh sau này, cũng như lương hưu khi nghỉ hưu. Trong nhiều trường hợp chưa cần thiết, bạn không nên làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khiến nhiều người băn khoăn đó chính là nếu không lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì có được cộng dồn hay bảo lưu không? Liệu có bị mất bảo hiểm thất nghiệp nếu không lấy?
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Căn cứ theo khoản 1, điều 45 luật việc làm 2013
"1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp, là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục, được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp".
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ở các công ty cũ chưa hưởng, được cộng nối cho lần hưởng tiếp theo khi bạn đủ điều kiện.
Căn cứ theo điều 43 của luật việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng, trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 43 của luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 43 của luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 của luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết
Ngoài ra, người lao động còn được cộng dồn BHTN trong trường hợp hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo khoản 3 điều 18 nghị định 28/2015/NĐ - CP:
Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp bất khả kháng như ốm đau, thai sản, tai nạn, lũ lụt…
Khi đó, trung tâm dịch vụ việc làm và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét đến việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, người lao động sẽ ĐƯỢC cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Ngoại trừ trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp không được tính tiếp cho lần hưởng tiếp theo và sẽ được tính lại từ đầu.
Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?
Theo khoản 1, điều 46 luật việc làm 2013, thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
"Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập".
Do đó, theo quy định bảo hiểm thất nghiệp quá 3 tháng không lấy sẽ KHÔNG được hưởng BHTN. Tuy nhiên bạn sẽ được bảo lưu nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này thông qua bài viết: "Bảo hiểm thất nghiệp quá 3 tháng có được hưởng trợ cấp không?"
Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?
Bảo hiểm thất nghiệp có bảo lưu được không?
Đối với trường hợp người đăng ký hưởng thất nghiệp nhưng không tới nhận kết quả thì theo quy định tại khoản 6 điều 18 nghị định 28/2015/NĐ - CP:
"6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận, được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định".
Theo quy định tại khoản 4 điều 53 luật việc làm 2013, hiện nay, có 07 trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng, để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện, cụ thể:
- Đã tìm được việc làm
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
- Đi học với thời gian từ 12 tháng trở lên
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc
- Bị tòa án tuyên bố mất tích
- Bị tạm giam
- Chấp hành hình phạt tù.
Lưu ý: Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng trừ đi thời gian đóng đã hưởng, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng tương ứng 12 tháng đã đóng.
Trường hợp người lao động không lên báo cáo với trung tâm dịch vụ việc làm hàng tháng trong khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 luật việc làm 2013 và được hướng dẫn cụ thể tại điều 19, 20 nghị định 28/2015/NĐ - CP:
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại điều 52 của luật này.
2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại điều 52 của luật này.
Nếu trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định, thì theo quy định tại điểm 2 khoản 3 điều 53 luật việc làm năm 2013 được, hướng dẫn tại điểm e khoản 1 điều 21 nghị định 28/2015/NĐ - CP, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại, mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu, làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Qua đó ta thấy:
|
Xem thêm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp để tự tin hơn khi yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Ví dụ:
Ông A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 05 triệu đồng/tháng.
Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A như sau:
- 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 03 tháng trợ cấp.
- 12 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
- 04 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.
Như vậy, ông A sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp không lãnh (lĩnh) có bị mất không, câu trả lời là không và sẽ được cộng dồn hoặc bảo lưu cho lần lấy sau. Hiện tại, đại dịch Covid-19 đã khiến cho rất nhiều người bị thất nghiệp, tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn quỹ dự phòng thì hãy xem xét thật kỹ phương án lấy tiền trợ cấp thất nghiệp trong thời điểm này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất