avatart

khach

icon

Quy định mới nhất về bảo hiểm tài sản bắt buộc

Bảo hiểm phi nhân thọ

- 22/09/2020

0

Bảo hiểm phi nhân thọ

22/09/2020

0

Các công ty bảo hiểm hiện nay đang cung cấp nhiều gói bảo hiểm tài sản, trong đó có gói bảo hiểm là bắt buộc, có những gói bảo hiểm tùy lựa chọn của doanh nghiệp. Đầu năm 2018, chính phủ đã ban hành nghị định mới về bảo hiểm tài sản bắt buộc, trong đó quy định rõ về đối tượng và phạm vi của loại hình bảo hiểm này.

Mục lục [Ẩn]

Tìm hiểu về bảo hiểm tài sản bắt buộc

Bảo hiểm tài sản bắt buộc chính là bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đây là loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ. Theo đó, các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ sở hoạt động có khả năng nguy hiểm liên quan tới việc cháy, nổ phải bắt buộc phải mua bảo hiểm này theo quy định của pháp luật. 

Sau khi mua bảo hiểm, khách hàng sẽ được đền bù cho những hư hỏng về danh mục tài sản bắt buộc mua bảo hiểm trong phạm vi hợp đồng bị gây ra do cháy, nổ, sét đánh.

Bảo hiểm cháy, nổ là bắt buộc

Bảo hiểm cháy, nổ là bắt buộc

Danh mục tài sản bắt buộc mua bảo hiểm

Theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ, những tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm cụ thể như sau:

  • Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo.
  • Bệnh viện, nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác.
  • Trung tâm hội nghị, nhà rạp hát, hội trường nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc; nhà thi đấu thể thao trong nhà; sân vận động, vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người; công trình công cộng khác.
  • Bảo tàng, thư viện, triển lãm, cơ sở nhà lưu trữ; di tích lịch sử, công trình văn hóa, nhà hội chợ.
  • Chợ kiên cố, bán kiên cố; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa.
  • Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông.
  • Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển.
  • Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe; bãi đỗ; gara ô tô; nhà ga hành khách đường sắt; ga hàng hóa đường sắt.
  • Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.
  • Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác.
  • Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm, công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ.
  • Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được.
  • Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt.
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt.
  • Nhà máy điện, trạm biến áp từ 110 khu vực trở lên.
  • Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
  • Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được.
  • Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính.
  • Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có hạng mục, bộ phận mà trong quá trình hoạt động thường xuyên có chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây: Khí cháy, chất lỏng, bụi hay xơ cháy được; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được, các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau, các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với oxy trong không khí.

Nhiều loại tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm

Nhiều loại tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm

Theo khoản 1 điều 6 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động của bảo hiểm bắt buộc như sau:

“Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 điều 4 nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.”

Cụ thể đối tượng được quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định này như sau:

“Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm)”.

Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 

Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau:

  • Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.
  • Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.
  • Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
  • Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
  • Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
  • Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
  • Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.
  • Những thiệt hại do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ.
  • Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định.
  • Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Chất nổ, trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải.
  • Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba.
  • Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
  • Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

Những loại trừ này đã được quy định cụ thể tại Khoản 2, điều 6 nghị định số 23/2018/NĐ - CP.

Cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt nếu không mua bảo hiểm tài sản bắt buộc

Cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt nếu không mua bảo hiểm tài sản bắt buộc

Mức phí bảo hiểm

Mức phí bảo hiểm tài sản bắt buộc được quy định tại khoản 1 điều 7 Nghị định 23/2018/NĐ - CP như sau:

  • Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm.

Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.

  • Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Ngoài ra, phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo biểu phí ban hành kèm theo là mức phí bảo hiểm được tính trên cơ sở 1 năm. Trường hợp thời gian bảo hiểm khác 1 năm, phí bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm.

Mức phí cụ thể sẽ được quy định và điều chỉnh tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm tài sản.

Bồi thường bảo hiểm

Bảo hiểm tài sản có hình thức bồi thường khi tài sản gặp rủi ro cháy nổ được quy định cụ thể như sau:

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Điều 8, Nghị định số 23/2018 quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

  • Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 điều 7 Nghị định này.
  • Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
  • Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại bộ luật hình sự.

Bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản để đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm tài sản.

Hồ sơ bồi thường

Khoản 2 điều 8 Nghị định này quy định, hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:

  • Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
  • Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
  • Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
  • Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
  • Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

Thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bồi thường

Theo điều 18, Thông tư số 220/2010/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bồi thường được quy định như sau: 

  • Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm là 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
  • Thời hạn thanh toán tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ, thời hạn thanh toán tiền bồi thường không quá 45 ngày.
  • Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm biết lý do trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường.

Trên đây là những thông tin quy định về bảo hiểm tài sản bắt buộc. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Để cập nhật thông tin mới nhất và giải đáp mọi thắc mắc, bạn có thể để lại thông tin, nhân viên Thebank sẽ liên hệ giải đáp một cách nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm ô tô

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *