Tìm hiểu những điều quan trọng về phí bảo hiểm tài sản cố định
Mục lục [Ẩn]
Tài sản cố định được hiểu như thế nào?
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.
Theo quy định hiện hành, tài sản cố định có giá trị từ 10 triệu trở lên, thời gian từ 1 năm trở lên, và phải trích khấu hao phải theo quy định của bộ tài chính.
Tài sản cố định có 2 loại chủ yếu:
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình.
Tại sao phải mua bảo hiểm cho tài sản cố định?
Trong quá trình vận hành sản xuất của doanh nghiệp có thể xảy ra nhiều rủi ro đối với tài sản cố định như cháy nổ tòa nhà, văn phòng, cơ sở sản xuất; trộm cướp, gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh…
Nếu những rủi ro trên xảy đến sẽ gây ra những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng, làm giảm lợi nhuận và doanh thu của tổ chức, cá nhân nhanh chóng, khiến các hoạt động khác trong tổ chức bị ngưng trệ... Để giảm thiểu những tác động tiêu cực do các rủi ro này gây ra, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm tài sản để đảm bảo cho những tài sản cố định của doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết "Bảo hiểm tài sản là gì? Thông tin cần nắm về loại bảo hiểm này" để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.
Nên mua bảo hiểm cháy nổ cho tài sản cố định
Phí bảo hiểm tài sản cố định là gì?
Phí bảo hiểm tài sản cố định là mức phí được quy định cố định ban đầu, đối với mỗi loại hình tài sản theo hợp đồng. Với mức phí này, khi tài sản cố định xảy ra rủi ro, người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được một khoản bồi thường nhất định. Trước khi tiến hành thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm, các công ty bảo hiểm sẽ thực hiện chào phí bảo hiểm.
Chào phí bảo hiểm tài sản cố định là việc các công ty bảo hiểm cung cấp và thống nhất với khách hàng các lựa chọn về điều khoản, điều kiện bảo hiểm dựa trên yêu cầu của khách hàng, các tiêu chuẩn của thị trường, các điều kiện của hợp đồng tái bảo hiểm, khuyến cáo của nhà tái bảo hiểm đối với các khoản mục trong hợp đồng của bảo hiểm tài sản.
Các công việc thực hiện trước khi chào phí bảo hiểm tài sản cố định
Trước khi chào phí cần thực hiện những công việc như sau:
- Phân loại rủi ro: Là xác định loại rủi ro theo phân loại trong biểu phí bảo hiểm tài sản cố định, nhằm biết được mức độ và tính chất của rủi ro được bảo hiểm để tính phí, xác định mức giữ lại, tái bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất khi nhận bảo hiểm.
- Xác định số đơn vị rủi ro: Là xác định số lượng các nhóm tài sản tách biệt nhau với khoảng cách không cho phép khi xảy ra rủi ro từ nhóm tài sản này lan sang nhóm tài sản khác.
- Điều tra rủi ro: Trước khi chào phí bảo hiểm, các công ty bảo hiểm sẽ cử kiểm tra viên đến hiện trường quan sát, chụp ảnh đối tượng bảo hiểm, mô tả những yếu tố rủi ro quan trọng, các điều kiện xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc tính tỷ lệ phí và lập phiếu điều tra rủi ro làm cơ sở tính phí.
Để có thể đảm bảo được quyền lợi bảo hiểm tài sản cho những tài sản quý giá của mình người mua cần nắm vững những điều khoản quy định và loại trừ trong hợp đồng.
Doanh nghiệp nên tham gia bảo hiểm nhà xưởng
Phí bảo hiểm có được tính vào nguyên giá tài sản cố định không?
Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định xác định nguyên giá của tài sản cố định như sau:
“1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
a) TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): Là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.
Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.”
Như vậy, phí bảo hiểm bạn không được tính vào nguyên giá TSCĐ mà đưa vào chi phí trả trước và phân bổ.
Hợp đồng bảo hiểm tài sản là căn cứ pháp lý để giải quyết bồi thường khi có sự cố xảy ra. Vì vậy, khách hàng cần đọc kỹ các điều khoản, điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Biểu phí bảo hiểm tài sản cố định Liberty
Mỗi hãng bảo hiểm sẽ đưa ra một mức phí bảo hiểm cho tài sản cố định riêng biệt tùy theo quy mô và loại hình kinh doanh của hãng.
Hiện nay, có rất nhiều công ty bảo hiểm cung cấp các gói dịch vụ bảo hiểm cho tài sản cố định nhưng được biết đến nhiều nhất có thể kể đến thương hiệu Liberty. Hãy cùng tham khảo qua biểu phí bảo hiểm tài sản cố định của Liberty nhé.
Bảo hiểm tài sản cố định tại Liberty có mức biểu phí cố định như sau:
- Văn phòng: 0,08%
- Phòng khám: 0,09%
- Khách sạn: 0,1%
- Các dịch vụ ăn uống: 0,13%
- Cửa hàng: 0,13%.
Theo Liberty, biểu phí này có thể thay đổi tùy thuộc theo thực tế từng yêu cầu bảo hiểm của khách hàng.
Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm, tính chất của tài sản cố định và mức phí bảo hiểm tài sản cố định mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn các loại hình bảo hiểm và mức độ bảo hiểm khác nhau sao cho thích hợp. Lưu ý là các cá nhân, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá xác suất xảy ra rủi ro trước khi quyết định lựa chọn mức độ bảo hiểm nhé.
Trên đây là những thông tin về phí bảo hiểm tài sản cố định, hy vọng qua bài viết bạn đọc đã nắm rõ những điều quan trọng về loại phí bảo hiểm tài sản cố định này. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy đăng ký để được tư vấn ngay.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất