avatart

khach

icon

OTP là gì? Làm thế nào để có mã OTP?

Thông tin ngân hàng

- 21/10/2019

0

Thông tin ngân hàng

21/10/2019

0

Trong một số giao dịch thanh toán online, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một mã OTP để đảm bảo an toàn giao dịch. Vậy mã OTP là gì? Làm thế nào để có mã OTP?

Mục lục [Ẩn]

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến, hoặc các giao dịch online, bạn sẽ thấy quen thuộc đối với thuật ngữ mã OTP. Còn đối với người lần đầu sử dụng, sẽ thấy thắc mắc rằng đây là loại mã gì, có giống với mật khẩu tài khoản hay không, và làm thế nào để có mã OTP?

Mã OTP là gì?

Mã OTP là từ viết tắt của One Time Password. Có nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần. Đây là một dãy số, hoặc một dãy ký tự được tạo ngẫu nhiên, do ngân hàng hoặc các tổ chức gửi bằng SMS, email của bạn để xác nhận giao dịch.

Đúng như ý nghĩa của nó, OTP chỉ sử dụng một lần duy nhất trong giao dịch. Thời gian tồn tại của mã OTP cũng rất ngắn, chỉ từ 30 giây đến 2 phút. Sau thời gian này, mã này sẽ không còn có hiệu lực nữa.

Ý nghĩa của OTP là dùng để bảo mật 2 lớp. Ngoài lớp mật khẩu bạn đăng ký khi sử dụng, thì khi thực hiện giao dịch bạn còn cần phải nhập mã OTP để xác thực. Điều này sẽ đảm bảo an toàn, trong các trường hợp tài khoản bị lộ hoặc bị hack. Nếu bạn bị mất tài khoản, mật khẩu thì kẻ gian cũng không thể thực hiện giao dịch được vì không có mã OTP. Như vậy, bạn không thể thực hiện giao dịch nếu không nhập được mã OTP.

Xem ngay: Swift Code là gì? Danh sách mã Swift Code các ngân hàng tại Việt Nam.

Mã OTP là gì?

Mã OTP là gì?

Làm thế nào để có mã OTP?

Để có mã OTP khá đơn giản, giả sử bạn muốn chuyển tiền sang số tài khoản khác bằng Internet Banking, bạn tiến hành đăng nhập bình thường bằng tên tài khoản và mật khẩu tài khoản đã đăng ký. Sau khi bạn hoàn tất các thông tin giao dịch như người nhận, số tiền chuyển, hình thức chuyển,... ứng dụng Internet Banking của ngân hàng sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lại thông tin giao dịch một lần nữa kèm theo nút "Lấy mã OTP".

Sau khi nhấn vào nút "Lấy mã OTP", một đoạn mã bằng số thường gồm 4 đến 6 ký tự (tùy ngân hàng) sẽ được gửi về điện thoại của bạn trong vòng vài phút. Lúc này bạn chỉ cần nhập mã OTP trên ứng dụng để xác nhận yêu cầu giao dịch lần cuối. Cách sử dụng mã OTP rất đơn giản và gần như là tự động, mã sẽ được ngân hàng gửi về số điện thoại đăng ký trên thông tin tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, khi nhập thông tin thanh toán online dùng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, mặc định mã OTP cũng sẽ được gửi về số điện thoại để người dùng xác nhận giao dịch. Bằng cách này, dù bạn có bị mất thẻ thì kẻ gian cũng chưa chắc lấy được tiền của bạn.

Xem thêm: Internet Banking: 5 lưu ý đặc biệt không nên bỏ qua khi sử dụng

Mọi thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng!!!

Đăng ký ngay

Vì sao cần bảo vệ mã OTP cẩn thận

Đây là lớp bảo mật cuối cùng, để xác nhận thực hiện thanh toán nên mã OTP cần được bảo vệ. Hiện nay, mã OTP được dùng chủ yếu là SMS OTP nên bạn cần đặt mật khẩu cho điện thoại, để kẻ gian không lợi dụng sơ hở, lấy mã OTP từ điện thoại. Đồng thời cũng phải đặt mật khẩu cho ứng dụng.

Ngay khi bạn bị mất điện thoại hoặc mất thẻ tín dụng, bạn cần khóa thẻ hoặc tài khoản ngân hàng ngay bằng cách gọi trực tiếp cho trung tâm khách hàng của ngân hàng hoặc các đơn vị dịch vụ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn.

Xem thêm: Đăng ký Verified by VISA trước khi mua hàng trực tuyến

Các loại mã OTP hiện nay

Hiện nay có 3 hình thức cung cấp mã OTP chủ yếu. Bao gồm:

SMS OTP

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Mã OTP sẽ được gửi bằng SMS về số điện thoại đăng ký. Bạn phải nhập mã OTP thì mới có thể thực hiện được giao dịch. Đa số các ngân hàng hiện nay đều có sử dụng mã OTP.

Hình thức này không chỉ được các ngân hàng sử dụng mà cả google, Facebook cũng áp dụng để tạo lớp bảo mật thứ hai cho tài khoản của bạn. Lớp bảo vệ này sẽ xuất hiện khi phát hiện bất kỳ hoạt động không rõ ràng nào từ tài khoản.

Một hạn chế của OTP chính là người dùng không thể sử dụng ở nơi không có sóng, hoặc di chuyển ra nước ngoài. Khi đó, các hình thức OTP khác sẽ được thực hiện.

Xem thêm: Mã Swift Code mới nhất năm 2019 của một số ngân hàng tại Việt Nam

Tokey Key (Tokey Card)

Đây là thiết bị có thể giúp tạo mã OTP, nó có thể sinh ra tự động sau mỗi phút mà không cần kết nối internet. Mỗi tài khoản cần đăng ký Tokey Key riêng cho mỗi tài khoản, và sau một thời gian quy định thì ngân hàng sẽ đổi Tokey Key của bạn.

Đây là thiết bị rời, nhỏ gọn cho nên có thể mang đi bên mình. Tuy nhiên cũng cần phải bảo quản cẩn thận vì dễ đánh mất.

Smart OTP - Smart Token

Đây là hình thức kết hợp hoàn hảo giữa SMS OTP và Token Key. Smart OTP được tích hợp với ứng dụng trên smartphone. Smart OTP sẽ được gửi về ứng dụng khi xuất hiện yêu cầu giao dịch.

Hiện nay, tại Việt Nam Vietcombank và TPBank đang sử dụng hình thức xác thực bằng Smart OTP bên cạnh SMS OTP. Ngoài ra, google cũng áp dụng mang tên Google Authenticator.

Để sử dụng OTP người dùng phải đăng ký với ngân hàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, không thể có nhiều thiết bị sử dụng chung một ứng dụng tạo ra mã OTP.

Xem thêm: 4 điều nhất định phải biết về token và token trong ngân hàng

Token Key

Token Key

Mã OTP được xem là lớp bảo mật an toàn thứ hai. Với lớp bảo mật này, bạn hoàn toàn yên tâm rằng các hoạt động của bạn sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, cũng không ít trường để sơ hở để lộ OTP, nên bạn cũng bảo vệ lớp mật khẩu này.

Mọi thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng!!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (5 lượt)

4 (5 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *