avatart

khach

icon

Những thay đổi trong quy định tính bảo hiểm xã hội năm 2019

Bảo hiểm xã hội

- 13/08/2019

0

Bảo hiểm xã hội

13/08/2019

0

Quy định tính bảo hiểm xã hội năm 2018 có nhiều thay đổi, cụ thể là trong tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm và việc tăng mức lương tối thiểu vùng.

Mục lục [Ẩn]

Quy định về khoản thu nhập tính và không tính BHXH

Căn cứ vào Luật BHXH 2014; Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì trong năm 2019 các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc và không tính đóng BHXH được thực hiện theo bảng sau:

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc

- Tiền lương;

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp có tính chất tương tự;

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Khoản hỗ trợ xăng xe;

- Khoản hỗ trợ điện thoại;

- Khoản hỗ trợ đi lại;

- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;

- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;

- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;

- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;

- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;

- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Sổ bảo hiểm xã hội có làm lại được không và thủ tục cấp lại sổ?

Cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất

Dưới đây là cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất khách hàng cần nắm khi hưởng các chế độ mà bảo hiểm này mang lại:

Khi về hưu

Chế độ hưu trí là chế độ mà người lao động tham gia BHXH được hưởng khi nghỉ hưu bao gồm chế độ hưởng lương hưu hàng tháng và chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Quy định về chế độ hưu trí mới nhất hiện nay nằm trong các văn bản:

  • Luật BHXH 2014 ban hành ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ 1/1/2016, một số khoản có hiệu lực từ 1/1/2018
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP ban hành ngày 11/11/2015, có hiệu lực từ 1/1/2016
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 29/12/2015, hiệu lực từ 15/2/2016
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 có hiệu lực từ 1/6/2017 (hướng dẫn về hồ sơ)
  • Các văn bản quy định về mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH cho từng năm (hệ số trượt giá)
=> Để được hưởng chế độ hưu trí, được lương hưu hàng tháng thì bạn phải thỏa mãn các điều kiện để được hưởng. Nếu chưa biết mình có đủ điều kiện hay không thì bạn xem tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014

thebank_quy_dinh_tinh_bao_hiem_xa_hoimin_1535029811

Thực hiện bảo hiểm xã hội tại các cơ quan có thẩm quyền

Nếu bạn đủ các điều kiện để hưởng lương hưu thì mức hưởng được xác định như hướng dẫn dưới đây:

Công thức xác định số tiền lương hưu nhận hàng tháng như sau:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng:

- Với lao động nghỉ hưu từ ngày 1/1/2019 trở đi:

  • Với lao động nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
  • Với lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 17 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

- Nếu nghỉ hưu trong thời gian từ 1/1/2016 đến 31/12/2017:

  • Tỷ lệ hưởng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

- Nếu nghỉ hưu từ 1/1/2018 - 31/12/2018 thì có mức hưởng như sau:

  • Đối với lao động nữ: Tính như đối với nghỉ hưu năm 2019 ở trên.
  • Đối với lao động nam: Tính bằng 45% tương ứng với 16 năm đóng BHXH (thay vì 17 năm như năm 2019)

=> Càng nghỉ hưu muộn chúng ta càng bị bất lợi khi tính lương hưu.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

1- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này:

Đóng BHXH theo chế độ tiền lương

Trong đó: 

  • Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2- Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Trong đó:

  • Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Trong đó:

  • Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại mục 1 ở trên.
  • Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.
Tóm lại: Để tính được mức hưởng lương hưu hàng tháng chúng ta cần xác định được tỉ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng và xác định mức lương bình quân đã đóng BHXH.

Xem thêm: Cập nhật quy định mới nhất về luật BHXH cho người về hưu

Khi ốm đau

Thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

Bản thân ốm đau:

- Trong điều kiện bình thường:

  • 30 ngày (nếu tham gia BHXH dưới 15 năm).
  • 40 ngày (nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).
  • 60 ngày (nếu tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).

- Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:

  • 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
  • 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

- Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)

  • Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
  • Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. 

Con ốm:

  • Con dưới 3 tuổi: Tối đa 20 ngày/năm.
  • Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Tối đa 15 ngày/năm.
  • Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.

Ngày nghỉ nào được hưởng trợ cấp:

  • Ngày nghỉ ốm đau, hoặc nghỉ chăm sóc con ốm được trợ cấp theo ngày làm việc. Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết thì không được nghỉ bù để tính hưởng trợ cấp.
  • Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp cả những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết.

Mức hưởng chế độ ốm đau:

1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH được tính như sau:

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật BHXH được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

Xem thêm: Quy định đóng bảo hiểm xã hội hiện nay có gì thay đổi?

Những điểm cần lưu ý khi tính BHXH 2019

Để có thể hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội tốt nhất dưới đây là những lưu ý mới nhất khách hàng cần nắm:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2019 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

(áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019)

Vùng 1 4.180.000 đồng/tháng
Vùng 2 3.710.000 đồng/tháng
Vùng 3 3.250.000 đồng/tháng
Vùng 4 2.920.000 đồng/tháng
  • Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

- Mức lương cao nhất tham gia từng loại bảo hiểm:

Loại bảo hiểm Quy định mức Áp dụng từ ngày 1/1/2019 Áp dụng từ ngày 1/7/2019
BHXH và BHYT Không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung. = 20 * 1.390.00 = 27.800.000 = 20 * 1.490.00 = 29.800.000
BHTN Không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng. = 20 * "Mức lương tối thiểu của từng vùng"

Việc thay đổi quy định tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với cả doanh nghiệp và tăng lương tối thiểu vùng được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay của quỹ bảo hiểm xã hội, ngoài ra cũng đảm bảo giúp người lao động có một cuộc sống tốt hơn trong thời gian làm việc cũng như khi nghỉ hưu.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *