Sổ bảo hiểm xã hội có làm lại được không và thủ tục cấp lại sổ?
Mục lục [Ẩn]
Theo Điều 96 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Chính vì thế đây là một trong những giấy tờ rất quan trọng, bạn cần phải cất giữ cẩn thận trong quá trình làm việc. Vậy trong trường hợp hợp vô tình đánh mất thì sổ bảo hiểm xã hội có làm lại được không?
Sổ bảo hiểm xã hội có làm lại được không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:
- Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: Mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
- Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: Sai giới tính, quốc tịch
- Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: Mất, hỏng
>>> Như vậy nếu mất sổ BHXH trong các trường hợp trên thì bạn vẫn ĐƯỢC làm lại sổ BHXH
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội có được bảo lưu không?
Bạn được cấp lại sổ BHXH khi bị mất
Hồ sơ và thủ tục làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định theo những trường hợp sau:
- Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin bao gồm: Họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH:
- Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
- Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Gộp nối sổ BHXH: Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
- Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01)
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ khi đăng ký cấp lại sổ BHXH
Thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Theo Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về thời hạn cấp lại sổ BHXH cụ thể như sau:
“2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.”
Trong quá trình này, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại với hồ sơ dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý. Nếu đủ điều kiện và xác định người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp 1 lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH.
Trong trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Như vậy, giờ đây bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề “Sổ bảo hiểm xã hội có làm lại được không?” vì chỉ với những hồ sơ đơn giản cùng quy trình không quá phức tạp là bạn đã có thể nhận lại ngay sổ bảo hiểm xã hội mới chỉ sau 10 ngày.
Tham khảo: Cách xử lý khi sổ BHXH hết hạn
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về “Sổ BHXH có làm lại được không và thủ tục cấp lại sổ”. Hy vọng thông tin bài viết sẽ đem lại hữu ích cho bạn đọc.
Để giải đáp mọi thắc mắc bạn đọc có thể để lại thông tin:
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất