Những quy định đầy đủ nhất về điều kiện kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm phi nhân thọ là một chính sách bảo hiểm để bảo vệ một cá nhân khỏi những tổn thất và thiệt hại, hướng đến cả con người, tài sản và trách nhiệm dân sự. Các rủi ro được bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Mất mát tài sản (mất xe, cháy nhà ...), trách nhiệm pháp lý phát sinh từ thiệt hại do cá nhân gây ra đối với bên thứ ba, tử vong do tai nạn hoặc thương tích.
Chính bởi bảo hiểm phi nhân thọ gắn liền với người mua bảo hiểm trong thời gian dài, vậy nên việc xem xét một công ty bảo hiểm phi nhân thọ có uy tín và hoạt động đúng pháp luật hay không cũng khiến nhiều người quan tâm. Cùng đó, những quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là yếu tố để tìm hiểu độ uy tín của công ty bảo hiểm phi nhân thọ mà mình chọn.
Những quy định về điều kiện kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Các quy định nằm trong Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi ban hành năm 2016. Một số điều luật là luật chung trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngoài ra, do đặc thù của bảo hiểm phi nhân thọ, sẽ có một số điều luật riêng liên quan đến quy định kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Cụ thể với các quy định như sau:
Điều kiện chung cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
Dưới đây là những điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
- Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên, phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp.
- Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập sẽ có những quy định như sau:
- Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
- Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm).
- Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định này.
Xem thêm: Những điều cần biết về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!
Những quy định về điều kiện kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Đối với những doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cần phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được quy định tại nghị định này.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm những giấy tờ cơ bản cần thiết như:
- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
- Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp.
- Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó.
- Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đối với tổ chức nước ngoài:
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam, hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam
- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, và các quy định pháp luật khác của nước, nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Đối với tổ chức Việt Nam:
- Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.
- Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm.
Đọc thêm: Những điều cần biết về hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ
Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài
Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.
- Được cơ quan quản lý nhà nước, về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính, cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam, để hoạt động trong phạm vi các nghiệp vụ bảo hiểm, mà doanh nghiệp được phép kinh doanh, không hạn chế việc doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ sung vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam, và bảo đảm giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài, nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;
- Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam và có văn bản ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ các hoạt động của chi nhánh nước ngoài.
- Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.
- Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này.
- Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này và các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm, và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Quy định về vốn pháp định
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
- Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm về điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm để nắm được những quy định trong lĩnh vực này.
Phí và quy định về nợ phí bảo hiểm phi nhân thọ
Trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm đã nêu rõ "Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm"
Theo đó trách nhiệm bảo hiểm của công ty bảo hiểm phi nhân thọ chỉ phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ cho doanh nghiệp bảo hiểm (trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm)
Tình trạng khách hàng nợ đóng phí bảo hiểm đã trở thành vấn nạn khá phổ biến tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Thông tư 194/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/2/2015 đã cho phép khách hàng được nợ phí bảo hiểm nhưng điều kiện ràng buộc phải có tài sản đảm bảo.
Theo đó, tài sản bảo đảm phải có giá trị ít nhất bằng số phí bảo hiểm còn phải nộp và phải có tài liệu chứng minh thuộc sở hữu của bên mua bảo hiểm và chưa được dùng để thế chấp, cầm cố hoặc đảm bảo thực hiện các trách nhiệm khác của bên mua bảo hiểm.
Thông tư 194/2014/TT-BTC cũng quy định rõ về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, bao gồm cả thời gian gia hạn, ấn định rõ không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, thay vì để các bên tự cam kết trong hợp đồng bảo hiểm như trước đây. Bạn có thể xem trong bài viết quy định nợ phí bảo hiểm để nắm rõ thông tin chi tiết
Trên đây là những quy định cụ thể và đầy đủ nhất về điều kiện thành lập và được cấp giấy phép hoạt động cho công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Hy vọng những thông tin về điều kiện kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói trên sẽ giúp khách hàng biết thêm và quy định pháp luật liên quan đến công ty bảo hiểm phi nhân thọ để lựa chọn công ty và gói sản phẩm đúng đắn cho bản thân và gia đình.
Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất