avatart

khach

icon

Bảo hiểm xã hội có được bảo lưu không? Thực trạng bảo lưu BHXH hiện nay

Bảo hiểm xã hội

- 17/08/2019

0

Bảo hiểm xã hội

17/08/2019

0

Bạn chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần thì có được bảo lưu thời gian đóng BHXH không? Để giải đáp vấn đề này mời các bạn cùng theo dõi các thông tin dưới đây.

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm xã hội có được bảo lưu không?

Căn cứ vào Luật BHXH 2014 quy định về vấn đề này như sau:

Điều 61: Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy:

Người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa hưởng BHXH một lần.

Trong trường hợp đã đóng đủ số năm BHXH hưởng lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ tuổi hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần, bạn hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tức là chốt sổ để đợi đến khi đủ tuổi nghỉ hưu thì làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật mà không cần phải đóng tiếp BHXH tự nguyện.

Trường hợp chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu mà đủ điều kiện nghỉ thì bạn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH và tiếp tục đóng BHXH tự nguyện và cộng dồn với thời gian bảo lưu để được hưởng chế độ hưu trí.

Ngoài ra, các trường hợp người lao động di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT, ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp… đều được bảo lưu BHXH và người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện cho đến đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu.

Xem ngay:

Người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH

Thủ tục bảo lưu thời gian đóng BHXH

Thủ tục bảo lưu thời gian đóng BHXH như sau:

  • 01 Văn bản đề nghị (Mẫu D01B-TS)
  • 02 Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS)
  • Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn
  • Sổ BHXH
  • Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

Sau khi có đủ các giấy tờ trên, đơn vị sử dụng lao động sẽ sẽ tiến hành thủ tục báo giảm tại cơ quan BHXH.

Lưu ý: Khi bạn tham gia lao động ở công ty khác hoặc tham gia BHXH tự nguyện thì bạn phải tiếp tục tham gia với số sổ cũ mà không được khai báo số sổ mới bởi hiện nay mỗi người lao động chỉ có một sổ BHXH. Nếu bạn có hai sổ bảo hiểm, bạn sẽ phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm.

Lợi ích khi bảo lưu thời gian đóng BHXH

Khi người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Tích lũy cho cuộc sống khi về hưu
  • Đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động
  • Giảm số lượng người lao động hưởng BHXH một lần.

Xem thêm: Có nên lấy bảo hiểm xã hội 1 lần khi nghỉ hưu?

Cần khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH

Cần khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH

Thực trạng bảo lưu BHXH hiện nay

Trên thực tế, hiện nay, số lượng người lao động nhận BHXH một lần thay vì bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân như:

  • Hoàn cảnh gia đình khó khăn cần giải quyết chế độ BHXH 1 lần
  • Điều kiện lao động khắc nghiệt nên lao động lớn tuổi không còn đủ sức khỏe để làm việc đã tự động rút khỏi thị trường lao động
  • Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để sa thải lao động lớn tuổi nhằm giảm chi phí về tiền lương, bảo hiểm và đưa ra hình thức hỗ trợ, khuyến khích nhóm lao động này ra khỏi thị trường lao động.

Để hạn chế tình trạng này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm khuyến khích người lao động khi chấm dứt Hợp đồng lao động lựa chọn việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH thông qua sửa đổi chính sách theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.

Chẳng hạn, người lao động khi nhận BHXH một lần sẽ chỉ được nhận lại phần đóng góp của bản thân (8%), không được nhận phần do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng. Các bộ, ngành liên quan cần phải nghiên cứu, tăng cường đào tạo nghề, chuyển hướng nghề nghiệp cho nhóm lao động sau 35 tuổi có khả năng bị đào thải khỏi thị trường lao động này tiếp tục có cơ hội việc làm thích hợp.

Hay như thời gian vừa qua, thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu giảm từ 20 năm xuống còn 15 năm giúp hạn chế số người nhận BHXH một lần.

Ngoài ra, để khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH cần:

  • Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Pháp luật về lao động, BHXH
  • Tăng cường công tác truyền thông để người lao động biết được lợi ích ưu việt của việc tham gia BHXH để nhận lương hưu khi về già
  • Tăng cường đào tạo nghề, chuyển hướng nghề nghiệp cho nhóm người lao động sau 35 tuổi có khả năng bị đào thải khỏi thị trường lao động tiếp tục có cơ hội việc làm thích hợp.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa nhận BHXH 1 lần.

Trước xu hướng tăng lên số lượng người lao động nhận BHXH 1 lần thì cần có các chính sách khuyến khích người lao động bảo lưu BHXH thông qua sửa đổi chính sách theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *