avatart

khach

icon

Thị phần công ty bảo hiểm nhân thọ thay đổi như thế nào năm 2022?

Thị trường bảo hiểm

- 14/04/2022

0

Thị trường bảo hiểm

14/04/2022

0

Dù chưa một lần khẳng định thị phần là mục tiêu chiến lược số 1 nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam vẫn đặt tham vọng trở thành công ty số 1 tại thị trường còn rất nhiều “đất” phát triển này. Năm 2022, thị phần các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam thay đổi như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cho rằng, trước nay, hệ thống đại lý, nhân sự và chăm sóc khách hàng của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có chất lượng phục vụ chưa tốt. Điều này dẫn đến việc có nhiều trường hợp khách hàng phản ứng bằng cách hủy hợp đồng, chuyển sang những doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm là con đường tất yếu để các doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị phần.

Theo công bố của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, năm 2021 doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 123.592 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến hết tháng 1/2022 có 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh trên thị trường. Năm 2022, thị phần các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có sự biến đổi nhất định.

Xét về doanh thu phí khai thác mới

Doanh thu phí khai thác mới là một trong những chỉ số quan trọng được Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) xem xét để đánh giá về thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Theo thống kê, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 10 tháng đầu năm 2021 ước đạt 39.576 tỷ đồng tăng trưởng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, thống kê cho thấy, các nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ trọng khác nhau, cụ thể:

  • Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 83,6% doanh thu phí khai thác mới. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư tăng 35,4%
  • Bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 2,8%. So với cùng kỳ năm 2020, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp giảm 53,3%
  • Bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 1,9%. So với cùng kỳ năm trước thì nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ tăng 4,4%.
  • Các nghiệp vụ chính còn lại (bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe (sản phẩm chính)) chiếm tỷ trọng 1,4%.
  • Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng 10,3%.

Thị phần các công ty bảo hiểm nhân thọ

Thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam dần có sự thay đổi

Vấn đề doanh thu phí khai thác mới đã được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm dành sự quan tâm, trong đó có một sự thay đổi khác rất dễ nhận thấy là việc ứng dụng công nghệ và có những chiến lược phát triển mới khi các startup Fintech và Insurtech xuất hiện. Điều này không chỉ giúp việc bán các sản phẩm bảo hiểm ngày càng dễ dàng hơn, mà còn giải quyết nhanh chóng các khiếu nại bồi thường cho khách hàng.

Đáng chú ý cho sự thay đổi này có thể kể đến việc đưa ra quy trình bồi thường qua điện tử không cần cung cấp quá nhiều dữ liệu khách hàng. Theo đó, bằng cách này khách hàng chỉ cần gửi chứng minh thư nhân dân, chụp hình và việc chuyển tiền bảo hiểm cho khách hàng hiện đang được các hãng bảo hiểm thực hiện thông qua ngân hàng với thời gian khoảng 1 - 2 ngày. 

Theo một nghiên cứu của hãng bảo hiểm Prudential, có tới 57% khách hàng sẽ ngừng mua bảo hiểm công ty hiện tại nếu công ty khác có cùng sản phẩm, nhưng cho trải nghiệm tốt hơn; 67% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm dịch vụ tốt…

Nhìn chung hiện tại, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiếp tục nỗ lực để phát triển thị phần, đa dạng hóa các kênh phân phối từ đại lý, Bancassurance đến bán hàng trực tuyến… nhằm chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam. Sau đây là bảng xếp hạng thị phần doanh thu bảo hiểm khai thác mới 10 tháng đầu năm 2021:

Công ty bảo hiểm nhân thọ Thị phần doanh thu bảo hiểm khai thác mới
Manulife 24,1%
Bảo Việt Nhân Thọ 12,8%
Prudential 12,7%
Dai-ichi 12,2%
AIA 8,1%
MB Ageas 7,3%
Sun Life 4,6%
FWD 4,3%
Generali 3,3%
Chubb Life 2,5%
Cathay Life 2,2%
Hanwha Life 2%
Aviva 1,5%
5 doanh nghiệp còn lại 2,4%

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, 10 tháng đầu năm 2021, Manulife đã vươn lên vị trí số 1 về thị phần doanh thu phí khai thác mới, vị trí thứ 2 thuộc về Bảo Việt Nhân Thọ, tiếp đến là những cái tên quen thuộc: Prudential, Dai-ichi Life, AIA...

Xét về tổng doanh thu phí bảo hiểm

Theo số liệu thống kê từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 10 tháng đầu năm 2021 ước đạt 170.837 tỷ đồng, tăng 15.68% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 123.592 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Nói riêng về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ, theo thống kê, số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) ước đạt 13.179.589 hợp đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 123.592 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính doanh thu phí theo từng nghiệp vụ thì cụ thể như sau:

  • Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất với 67,2%
  • Nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp 20,7%
  • Các nghiệp vụ chính còn lại chiếm tỷ trọng 1,9%.
  • Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ đóng góp 10,2% tổng doanh thu phí toàn thị trường.

Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể như sau:

Công ty bảo hiểm nhân thọ Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm
Bảo Việt Nhân thọ 19,8%
Manulife 19,1%
Prudential 16,8%
Dai-ichi Life 11,7%
AIA 10,6%
MB Ageas 3,7%
Chubb Life 2,7% 
Generali 2,7%
FWD 2,5%
Hanwha Life 2,5%
Aviva 2,1%
Sun Life 2,1%
Cathay Life 1,5%
BIDV MetLife 1%
Các doanh nghiệp còn lại dưới 1%

Đánh giá chung về ngành bảo hiểm năm 2022 có nhiều sự thay đổi. Những tác động của dịch bệnh từ năm 2021 đã khiến các công ty bảo hiểm gặp khó khăn, tuy nhiên dịch bệnh cũng được xem là cơ hội thay đổi, đổi mới với các công ty bảo hiểm nhân thọ. Các hãng bảo hiểm nỗ lực cung cấp nhiều giải pháp bảo vệ khách hàng, giúp họ chiến đấu trong trận chiến Covid-19. Quy trình mua bảo hiểm cũng dễ dàng và liền mạch hơn.

Tại Việt Nam, tiềm năng thị trường bảo hiểm còn rất lớn. Với quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ, số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) ước đạt 13.179.589 hợp đồng, tuy tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng mới chỉ tương đương khoảng 13% dân số.

Xét về tổng doanh thu phí bảo hiểm

Ngành bảo hiểm đang dần có những sự thay đổi trong chuỗi giá trị

Đặc biệt, trong năm 2021 kênh phân phối bảo hiểm gần như có sự đa dạng hơn. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh và xu hướng chung của thế giới đã khiến các hãng bảo hiểm coi đây là địa chỉ tiềm năng để liên kết giới thiệu, phân phối sản phẩm.

Đáng nói, trong năm 2021 dù hoạt động ký hợp đồng hợp tác chiến lược, độc quyền phân phối giữa các hãng bảo hiểm và ngân hàng đã không còn sôi động như năm 2020. Hiện kênh bancassurance đóng góp gần 30% vào tổng doanh thu bảo hiểm nhân thọ. 

Thị trường năm 2021 ghi nhận thương vụ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) hợp tác chiến lược kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng. Thỏa thuận hợp tác độc quyền kéo dài trong 15 năm. Theo chứng khoán Vietcombank (VCBS), mức phí trả trước mà MSB nhận được từ thương vụ trên có thể lên đến 3.500 tỷ đồng.

Mới đây nhất, VietinBank và Manulife Việt Nam cũng đã 'kích hoạt' thỏa thuận hợp tác độc quyền kéo dài 16 năm. Theo đó, kể từ ngày 29/12/2021, Manulife Việt Nam chính thức là nhà phân phối độc quyền các giải pháp bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng của VietinBank.

Cụ thể, một danh mục các giải pháp bảo hiểm tài sản và hưu trí đa dạng sẽ dần được phân phối thông qua mạng lưới ngân hàng của VietinBank. Các sản phẩm này do đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và được các công cụ cùng quy trình số hóa tiên tiến nhất hỗ trợ để tiếp cận khách hàng.

Những con số trên đã thể hiện phần nào sự biến động của thị trường nói chung, cũng như mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng, đồng thời dự báo thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ có những biến chuyển nhất định trong năm 2022. 

Theo dự đoán, trong năm 2022, các công ty bảo hiểm sẽ tăng cường sử dụng công nghệ để phân tích sở thích, nhu cầu của khách hàng. Qua đó có thể đề xuất các sản phẩm phù hợp với từng cá nhân. Thực tế cũng cho thấy, một năm vừa qua sự tác động của dịch bệnh đã khiến nhận thức của người dân về đại dịch được nâng cao, họ tìm đến những giải pháp tốt hơn để dự phòng rủi ro. Nhờ đó mà mức độ thâm nhập của các công ty bảo hiểm nhân thọ được đánh giá là cao nhất 10 năm qua. Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2022. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *