Tìm hiểu cách tính và thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp
Mục lục [Ẩn]
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Vốn điều lệ là một trong những nội dung bắt buộc phải có trên giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Tính vốn điều lệ
Cách tính vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp
Cách tính và thời hạn góp vốn điều lệ đối với từng loại hình doanh nghiệp được quy định theo luật doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:
Công ty TNHH 1 thành viên
Theo điều 74 luật doanh nghiệp 2014 quy định
“1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo quy định tại điều 48 luật doanh nghiệp 2014 cho biết:
“1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp phần vốn cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp”.
Thời hạn vốn điều lệ công ty cổ phần
Theo quy định tại khoản 1 điều 111 luật doanh nghiệp 2014 cụ thể:
“1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty”.
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về quy định góp vốn điều lệ TẠI ĐÂY.
Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ
Giá trị thực của vốn điều lệ là giá trị còn lại của vốn điều lệ được quy định theo nguyên tắc của pháp luật.
Xác định giá trị thực
Giá trị thực được xác định theo khoản 1, 2 điều 6 thông tư 36/2014/TT - NHNN như sau:
“1. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và cách tính quy định tại khoản 3 điều này.
2. Nguyên tắc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi:
a) Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;
b) Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh”.
Giá trị thực vốn điều lệ
Cách tính giá trị thực vốn điều lệ
Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp quy định theo khoản 3 điều 6 thông tư 36/2014/TT - NHNN cụ thể:
“Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành)”.
Qua đó cách tính vốn điều lệ được tính theo quy định của pháp luật với thời hạn nhất định theo từng loại hình doanh nghiệp và cách tính giá trị thực của vốn điều lệ được xác định bằng vốn thực góp, hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu rõ khi thực hiện đăng ký mở doanh nghiệp.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất