Các quy định về bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất hiện nay
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định như sau:
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; bổ sung khoản 7 và khoản 8 Điều 2 như sau:
“1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
“7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú”.
Như vậy bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm bắt buộc với toàn bộ người có tên trong cùng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình
Khoản 2, Điều 37 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:
“2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.”.
Luật cư trú 2002 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 nên đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ là những người có cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp thay vì những người có người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú theo quy định hiện nay.
Cập nhật các kiến thức cơ bản về bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.
Bảo hiểm y tế - Người bạn đồng hành của gia đình Việt
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình là bao nhiêu?
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Theo quy định trên thì mức đóng BHYT của các thành viên hộ gia đình như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức phí mua bảo hiểm y tế sẽ được tính trên tỷ lệ phần trăm của lương cơ sở. Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại đang là 1,49 triệu đồng/tháng. Theo mức lương cơ sở hiện tại thì số phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
Số người tham gia theo hộ gia đình | Mức phí VNĐ/tháng | Mức phí VNĐ/năm |
Người thứ 1 | 67.050 | 804.600 |
Người thứ 2 | 46.935 | 563.220 |
Người thứ 3 | 40.230 | 482.760 |
Người thứ 4 | 33.525 | 402.300 |
Người thứ 5 trở đi | 26.820 | 321.840 |
Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất
Căn cứ Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình được quy định như sau:
- Khám chữa bệnh đúng tuyến:
- Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã
- Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở tương đương với 15% x 1.490.000 = 223.500 đồng/lần
- Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở tương đương với 6 x 1.490.000 = 8.940.000 đồng
- Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh với các trường hợp khác
- Khám chữa bệnh trái tuyến:
- Được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;
- Được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021)
- Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo Công văn 3170/BHXH-BT ngày 24/8/2015 thì quy trình mua bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Người tham gia kê khai đầy đủ thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS) đồng thời kê khai thông tin của các thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01), trong đó ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào Cột 8. Mẫu DK01 người dân sẽ được nhận từ trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản nơi mình sinh sống. Lưu ý, cần kê khai chính xác thông tin để tránh rắc rối về sau.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình sinh sống hoặc các đại lý thu BHYT được cơ quan Nhà nước chỉ định.
Ngoài các giấy tờ cần chuẩn bị ở bước 1, người tham gia cần cung cấp thêm:
- Bản sao Sổ hộ khẩu
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Bước 3: Nộp tiền đóng BHYT tại đại lý thu hoặc tại cơ quan BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 4: Đến ngày hẹn, bạn chỉ đến đại lý thu hoặc BHXH huyện để nhận thẻ BHYT.
Xem ngay: Mua bảo hiểm y tế cá nhân cho 1 người có được không?
Cách tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình
Cách tra cứu mã hộ gia đình
Mã hộ gia đình là mã số gắn với mã số bảo hiểm xã hội của mỗi cá nhân. Lưu ý, mã hộ gia đình và số sổ hộ khẩu là hai dãy số hoàn toàn khác nhau. Số sổ hộ gắn với thông tin kế khai nhân khẩu. Người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Để tra cứu mã hộ gia đình, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Truy cập TẠI ĐÂY
Bước 2: Điền chính xác 3 thông tin sau:
- Tỉnh/thành phố
- Họ tên
- Số CMND
Sau đó tích chọn "Tôi không phải là người máy" >> Chọn "Tra cứu".
Bước 3: Hiển thị kết quả tra cứu như sau:
Tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế
Để tra cứu thông tin, giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập TẠI ĐÂY
Bước 2: Nhập chính xác các thông tin sau:
- Mã thẻ (là mã số ghi trên thẻ BHYT)
- Họ tên
- Ngày/năm sinh
Sau đó tích chọn "Tôi không phải là người máy" >> Chọn "Tra cứu"
Mã thẻ bảo hiểm y tế
Bước 3: Kết quả tra cứu hiển thị như sau:
Giải đáp thắc mắc khi mua BHYT hộ gia đình
Gia hạn BHYT hộ gia đình như thế nào?
Cách 1: Gia hạn trực tiếp
Để gia hạn BHYT hệ gia đình cần chuẩn bị cách loại giấy tờ sau:
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS
Thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng.
Sau đó nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Cách 2: Gia hạn trực tuyến
Bước 1: Truy cập TẠI ĐÂY, chọn “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình”.
Bước 2: Tiến hành đăng nhập bằng cách chọn loại tài khoản bạn muốn sử dụng đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc Gia:
- Tài khoản cấp bởi Cổng DVC Quốc Gia
- Tài khoản cấp bở Bưu Điện Việt Nam
Trường hợp bạn chưa có tài khoản đăng nhập, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY để tiến hành đăng ký tài khoản.
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, màn hình giao diện sẽ hiện ra. Bạn chỉ cần điền các thông tin cần thiết như: Mã thẻ BHYT và số tháng gia hạn, sau đó chọn “Tra cứu”.
Lưu ý: Mã thẻ BHYT hộ gia đình sẽ có 2 ký tự đầu là “GD”. Bạn phải nhập đúng mã thẻ của người tham gia BHYT theo hộ gia đình. Nếu nhập sai hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.
Cách gia hạn BHYT
Màn hình sẽ hiển thị thông tin thẻ gia hạn theo mã thẻ BHYT mà bạn đã nhập. Sau đó bạn chọn Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH >> Chọn “Thanh toán”.
Lưu ý: Nên chọn ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH cùng với ngân hàng mà bạn mở tài khoản để tiết kiệm phí chuyển khoản.
Bước 4: Giao diện hiển thị bạn lựa chọn ngân hàng hoặc ví điện tử như VNPT Pay hay Momo để tiến hàng thanh toán.
Ví dụ, bạn chọn Ngân hàng Vietcombank để thanh toán >> Chọn “Thanh toán” ở phía bên phải, phía dưới màn hình. Hệ thống sẽ điều hướng qua Internet Banking của Vietcombank. Bạn thực hiện đăng nhập tài khoản Internet Banking Vietcombank của mình để thực hiện thanh toán:
Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán để bạn xác nhận. Sau khi kiểm tra lại các thông tin hoàn toàn chính xác bạn chọn “Xác nhận”.
Bước 6: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại >> Chọn Xác nhận để hoàn tất giao dịch thanh toán
Bước 7: Hệ thống sẽ điều hướng quay lại giao diện của Cổng Dịch vụ công quốc gia. Màn hình giao dịch hiển thị thông báo "Thanh toán thành công".
Nguồn ảnh: thanhtra.com.vn
Xem thêm: 4 điểm mới trong chính sách bảo hiểm y tế 2021.
Mua BHYT hộ gia đình ở đâu?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH, bạn có thể mua BHYT hộ gia đình qua đại lý thu hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Phương thức đóng BHYT hộ gia đình
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2014 như sau:
“Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, khi tham gia BHYT hộ gia đình bạn có thể đóng phí theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.
Bài viết đã cập nhật các quy định mới nhất về BHYT hộ gia đình để người dân tham khảo. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy đăng ký để được hỗ trợ miễn phí.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất