avatart

khach

icon

Mức vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là bao nhiêu?

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 13/04/2022

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

13/04/2022

0

Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành nghề nhất định trong đó có bảo hiểm nhân thọ. Vậy mức vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là bao nhiêu?

Mục lục [Ẩn]

Vốn pháp định là gì?

Căn cứ Khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định như sau: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.

Như vậy, doanh nghiệp muốn thành lập thì phải chuẩn bị mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành, nghề kinh doanh. Mức vốn pháp định chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực, trong đó có bảo hiểm nhân thọ.

Mức vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân (BHNT) thọ cần có khi thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

Ngành, nghề kinh doanh

Vốn pháp định

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

600 tỷ đồng

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

800 tỷ đồng

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

1.000 tỷ đồng

Vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Vốn pháp định trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong bảng sau:

Phân loại

Ngành, nghề kinh doanh

Vốn pháp định

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

350 tỷ đồng

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

400 tỷ đồng

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

 

300 tỷ đồng

Chi nhánh nước ngoài

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe

200 tỷ đồng

Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

250 tỷ đồng

Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

300 tỷ đồng

Kinh doanh tái bảo hiểm

Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

400 tỷ đồng

Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

700 tỷ đồng

Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

1.100 tỷ đồng

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm

4 tỷ đồng

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

8 tỷ đồng

Vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có phải là vốn điều lệ?

Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ Khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 vốn điều lệ là:

  •  Tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
  • Tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Như vậy, vốn điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm có thể hiểu đơn giản là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Vốn điều lệ sẽ được ghi trong Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp bảo hiểm gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.

Vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không phải là vốn điều lệ

Vốn pháp định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không phải là vốn điều lệ

Vốn pháp định và vốn điều lệ không phải là một

Vốn pháp định và vốn điều lệ đều là số vốn ban đầu do các nhà đầu tư đóng góp vào doanh nghiệp bảo hiểm để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và vốn điều lệ là 2 loại vốn hoàn toàn khác nhau. Tham khảo bài viết: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định để biết thêm thông tin chi tiết.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm

Vốn điều lệ của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm là khác nhau như:

  • FWD có vốn điều lệ là: 18.546 tỷ đồng
  • Cathay Life có vốn điều lệ là: 15.310 tỷ đồng
  • Sun Life có vốn điều lệ là: 14.380 tỷ đồng
  • Manulife có vốn điều lệ là: 13.095 tỷ đồng
  • Dai-ichi Life có vốn điều lệ là: 7.700 tỷ đồng…

Lưu ý:

- Số vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể điều chỉnh tăng/giảm trong từng thời kỳ.

Tham khảo bài viết: Bảng xếp hạng các công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam theo vốn điều lệ để cập nhật số liệu mới nhất.

Như vậy mức vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân thọ từ 600 tỷ đồng. Đây là số tiền tối thiểu doanh nghiệp bảo hiểm cần chứng minh khi thành lập.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *