Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh gì?
Mục lục [Ẩn]
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh gì?
Căn cứ Điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm trọn đời
- Bảo hiểm sinh kỳ
- Bảo hiểm tử kỳ
- Bảo hiểm hỗn hợp
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ
- Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị)
- Bảo hiểm hưu trí.
Nguyên tắc chung là một doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ được phép kinh doanh nhiều loại hình bảo hiểm được quy định tại Khoản 3, Điều 63 của Luật kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.
Tổng kết: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn được kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người.
Hiện tại ở Việt Nam, Tập đoàn tài chính và Bảo hiểm Bảo Việt kinh doanh nhiều loại hình bảo hiểm bởi mạng lưới hoạt động chia thành công ty thành viên hoạt động chuyên biệt. Trong đó Bảo Việt Nhân thọ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm Bảo Việt kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được kinh doanh gì?
>>> Đọc ngay: Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được kinh doanh gì?
Theo quy định tại Điều 37, Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ.
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe..
- Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh thêm bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm cháy, nổ
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Bảo hiểm bảo lãnh
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh thêm nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
>>> Tìm hiểu thêm: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm chi tiết nhất trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Nội dung hoạt động kinh doanh công ty bảo hiểm nhân thọ
Theo Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh chính sau:
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; Thu phí bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm và Chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Kinh doanh bảo hiểm bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ
Bán các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ đi kèm như bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm tai nạn cá nhân,... Các sản phẩm này phải có mối liên hệ trực tiếp với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp, chỉ được mua kèm cùng bảo hiểm nhân thọ.
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Thành lập và quản lý các quỹ dự phòng để đảm bảo khả năng chi trả quyền lợi bảo hiểm.
- Đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm vào các kênh đầu tư được pháp luật cho phép, nhằm tăng trưởng giá trị tài sản và đảm bảo lợi ích cho người tham gia bảo hiểm.
- Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Thực hiện các dịch vụ tư vấn, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giải quyết bồi thường… cho cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu. Lưu ý việc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tự triển khai các hoạt động phụ trợ để triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm của chính tổ chức đó sẽ không được tính.
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Ví dụ: Hợp tác với các đại lý bảo hiểm để phân phối sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về những hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép thực hiện tại Việt Nam. Việc nắm vững các quy định pháp luật là chìa khóa để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững trong thị trường đầy tiềm năng này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất