Bảo hiểm tiền gửi là gì? Phí và hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Bảo hiểm tiền gửi là một dịch vụ bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền khi ngân hàng hoặc tổ chức gặp sự cố về tài chính, không thể thanh toán đầy đủ nghĩa vụ trả tiền gửi cho khách hàng.
Dễ hình dung, bảo hiểm tiền gửi giống như một “tấm khiên an toàn” giúp bảo vệ số tiền mà bạn gửi tại ngân hàng. Khi ngân hàng gặp vấn đề về tài chính, bảo hiểm tiền gửi sẽ bồi thường cho bạn một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi theo quy định, giúp bạn giảm thiểu rủi ro mất tiền.
1.2. Mục đích của bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là một chương trình do Nhà nước bảo trợ nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Mục đích chính của bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
- Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền: Khi ngân hàng gặp sự cố về tài chính hoặc không thể thanh toán cho người gửi tiền thì bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả một khoản tiền nhất định theo quy định.
- Duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng: Tăng cường niềm tin công chúng, góp phần giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, góp phần tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và xử lý khủng hoảng tài chính. Từ đó góp phần đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Hỗ trợ xử lý khủng hoảng tài chính: Xây dựng và củng cố thị trường tài chính có tính cạnh tranh, công bằng. Từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng, góp phần ổn định thị trường tài chính.
1.2. Các đối tượng tham gia vào quan hệ bảo hiểm tiền gửi
Những đối tượng trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
- Người được bảo hiểm tiền gửi: Đây là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Tổ chức tham gia bảo tiền gửi: Bao gồm các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô…
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tài chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định chức năng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
- Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi giúp bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
Quy định về tiền gửi được và không được bảo hiểm
Tại ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ không áp dụng bảo hiểm tiền gửi cho tất cả khoản tiền. Thực tế, tiền gửi được chia thành 2 loại bao gồm:
2.1. Tiền gửi được bảo hiểm
Đây là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân tại ngân hàng, tổ chức tín dụng dưới các hình thức như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu,...
2.2. Tiền gửi không được bảo hiểm
- Tiền gửi ở tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Phí bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu?
Hiện nay, phí bảo hiểm tiền gửi vẫn áp dụng mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tuy nhiên, khi bạn gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ không phải đóng phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia phải chịu trách nhiệm nộp phí đầy đủ và đúng hạn.
Lưu ý: Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân.
Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
Theo Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg có nêu: Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tối đa cho người gửi tiền tại ngân hàng và tổ chức tín dụng là 125.000.000 VND.
Như vậy, nếu ngân hàng và tổ chức tín dụng phá sản hoặc không còn khả năng thanh toán tiền gửi của khách hàng thì bạn chỉ có thể nhận khoản tiền bảo hiểm tối đa là 125.000.000 VNĐ cùng với số tiền đền bù quan việc thanh lý tài sản của ngân hàng/tổ chức tín dụng phá sản.
Những câu hỏi thường gặp về bảo hiểm tiền gửi
Gửi tiết kiệm online có được bảo hiểm không?
Gửi tiết kiệm online được bảo hiểm tiền gửi tương tự như gửi tiết kiệm truyền thống theo chính sách của nhà nước.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì?
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính được giao thực hiện chính sách về bảo hiểm tiền gửi. Tại thị trường Việt Nam có duy nhất 1 tổ chức bảo hiểm tiền gửi là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, đảm đảm sự phát triển an toàn và lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Người được bảo hiểm tiền gửi là ai?
Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu hơn về khái niệm “Bảo hiểm tiền gửi là gì?”. Bảo hiểm tiền gửi là một cam kết công khai của tổ chức BHTG về việc sẽ hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả gốc và lãi) cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được cơ quan chức năng xác định là mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin bên dưới để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất