avatart

khach

icon

Những thông tin về quy định bảo hiểm y tế cho người nước ngoài mới nhất

Bảo hiểm y tế

- 01/03/2021

0

Bảo hiểm y tế

01/03/2021

0

Một trong những vấn đề được nhiều người lao động quốc tế quan tâm là quy định bảo hiểm y tế cho người nước ngoài hiện nay như thế nào? Có bắt buộc hay không?

Mục lục [Ẩn]

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giúp bạn có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn nếu chẳng may bị ốm đau, bệnh tật. Với người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, việc tham gia BHYT được quy định như thế nào?

Quy định bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ: "Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế".

Như vậy, có thể thấy, pháp luật bảo hiểm y tế không có bất cứ sự phân biệt nào giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài.

Theo Khoản 3, Điều 49 Luật bảo hiểm y tế quy định như sau:

“Điều 49. Xử lý vi phạm

3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”

Như vậy theo quy định trên, nếu không tham gia bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì đơn vị sẽ chịu xử phạt theo quy định như sau:

  • Phải đóng đầy đủ số tiền chưa nộp và nộp tiền lãi gấp hai lần so với mức lãi suất liên ngân hàng được tính dựa trên số tiền và thời gian chậm trễ. Nếu không thực hiện theo yêu cầu thì ngân hàng, kho bạc nhà nước sẽ trực tiếp trích tiền từ tài khoản của đơn vị sử dụng người lao động nước ngoài để đóng bảo hiểm y tế.
  • Phải hoàn tiền lại toàn bộ chi phí cho người lao động nước ngoài trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động nước ngoài đã chi trả trong suốt thời gian chưa nhận thẻ bảo hiểm y tế
  • Ngoài ra đơn vị còn phải chịu phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Như vậy bảo hiểm y tế cho người nước ngoài là bắt buộc. Doanh nghiệp và người lao động cần nắm rõ quy định trên để đảm bảo quyền lợi và tránh bị xử phạt hành chính.

Tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

Hầu hết những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hiện nay đều thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. Bởi lẽ đây đều là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. 

Về mức đóng BHYT cho người lao động là người nước ngoài, Công văn 3104/BHXH-PTHU của Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

"Kể từ 01/10/2019, người lao động là người nước ngoài (sau đây gọi tắt là NLĐNN) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) là đối tượng có trách nhiệm đóng BHYT.

- Mức đóng BHYT cho NLĐNN là 3% tiền lương, tiền công tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%. Kể từ ngày 01/01/2010, mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương, tiền công tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

- Tiền lương, tiền công đóng BHYT là mức tiền lương, tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động. Trường hợp mức tiền lương, tiền công này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

- NLĐNN có tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tính tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.

- Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài đóng BHYT theo phương thức 06 tháng hoặc 1 năm một lần, theo chu kỳ gia hạn thẻ BHYT của những người lao động khác trong đơn vị."

Tham khảo bài viết: Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động, doanh nghiệp để nắm rõ mức đóng của người lao động nước ngoài theo quy định trên.

Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên thuộc hộ gia đình được quy định như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo công thức trên ta có thể dễ dàng tính được bảo hiểm y tế một năm bao nhiêu tiền. Cụ thể:

  • Người thứ nhất đóng: 804.600 đồng/năm
  • Người thứ 2 đóng: 563.220 đồng/năm
  • Người thứ 3 đóng: 482.760 đồng/năm
  • Người thứ 4 đóng: 402.300 đồng/năm
  • Người thứ 5 trở đi đóng: 321.840 đồng/năm

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài được quy định tại Điều 22, Luật bảo hiểm y tế như sau:

Khám chữa bệnh đúng tuyến

- Được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

- Được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng 

- Thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Khám chữa bệnh trái tuyến

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng khám chữa bệnh đúng tuyến theo tỷ lệ như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Cập nhật: Các quy định mới nhất về bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.

Quyền lợi cho người lao động nước ngoài

Quyền lợi cho người lao động nước ngoài

Thủ tục tham gia BHYT cho người nước ngoài

Tùy thuộc vào việc người nước ngoài thuộc đối tượng nào thì sẽ tham gia BHYT theo diện bắt buộc hoặc tự nguyện.

Tham gia BHYT bắt buộc

Thủ tục tham gia BHYT cho người nước ngoài rất đơn giản, theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người nước ngoài sẽ tham gia BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc và chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho người sử dụng lao động.

Tham gia BHYT theo hộ gia đình

Hiện nay, chỉ có duy nhất một cách để người nước ngoài tham gia BHYT tự nguyện, đó là tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình, với những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Để tham gia, những người này có thể mua tại cơ quan bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội địa phương.

Theo Công văn 3170/BHXH-BT, người nước ngoài phải có đủ các giấy tờ dưới đây:

  • Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01) nhận từ Trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản;
  • Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  • Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Theo Công văn 3170/BHXH-BT quy trình tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thường diễn ra như sau:

Bước 1: Kê khai đầy đủ, chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01), trong đó ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào Cột 8 và nộp tiền đóng BHYT tại Đại lý thu hoặc tại BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện).

Bước 2: Nhận thẻ BHYT từ Đại lý thu hoặc BHXH huyện theo quy định.

Bước 3: Sau khi tham gia BHYT nếu có thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu hoặc cải chính về nhân thân... thì lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK01-TS) gửi Đại lý thu hoặc BHXH huyện để điều chỉnh kịp thời.

Hãy thường xuyên cập nhật các thông tin về bảo hiểm y tế cho người nước ngoài để đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy đăng ký để được tư vấn miễn phí:


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *