Cách phân tích khối lượng giao dịch để chọn điểm mua chứng khoán chính xác
Mục lục [Ẩn]
Khối lượng giao dịch là gì?
Khối lượng giao dịch (Volume) là số đơn vị chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian (thường xem xét theo từng phiên giao dịch) hay mức thanh khoản của cổ phiếu hoặc cả thị trường.
Khối lượng là thước đo cung cầu, vì vậy sẽ có các trạng thái cân bằng, cung vượt quá cầu và ngược lại. Trong đó, thị trường có thể có trường hợp mất thanh khoản khi lượng cung cầu không thỏa mãn lẫn nhau về giá cả hoặc không xuất hiện lực cung hay lực cầu.
Mối tương quan giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch và giá chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Cung cầu có tác động lớn đến giá một cổ phiếu. Theo lý thuyết cung cầu thông thường thì lực cầu càng lớn sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng, ngược lại, lực cung lớn sẽ tác động xấu và làm giảm giá.
Tuy vậy, để chi tiết hơn, nhà đầu tư nên xem xét các trường hợp cụ thể để đưa ra những phân tích chính xác:
- Giá tăng đi kèm khối lượng tăng – Đây là trường hợp tích cực khi cho thấy lượng mua vào tăng cao, kì vọng vào cổ phiếu được đẩy lên và nhà đầu tư sẵn sàng trả các mức giá cao hơn.
- Giá tăng đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này cho thấy lượng mua đang yếu dần, kì vọng vào cổ phiếu giảm đi và nhà đầu tư ở trạng thái nghi ngờ hoặc đang xem xét phản ứng thị trường. Trường hợp này sẽ khá xấu nếu xuất hiện trong cuối một xu hướng tăng mạnh, có thể báo tín hiệu đảo chiều.
- Giả giảm đi kèm khối lượng tăng – Trường hợp này thể hiện việc chốt lời mạnh trong một xu thế tăng hoặc tín hiệu đảo chiều bắt đáy trong một xu thể giảm.
- Giá giảm đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này thể hiện bên mua tạo ra lực cầu yếu và bên bán cũng không tạo ra lực cung quá mạnh.
Trong các trường hợp trên, khi giá cổ phiếu bất ngờ tăng hoặc giảm mạnh sau một chu kỳ đi ngang có thể báo hiệu một xu hướng mới hình thành. Nhà đầu tư có thể quan sát và giao dịch tại những điểm này để đón đầu xu hướng.
Chỉ báo OBV để phân tích dựa trên khối lượng
Chỉ báo OBV (On Balance Volume) hay chỉ báo khối lượng cân bằng là một chỉ báo thể hiện mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch. Chỉ báo này có thể giúp nhà đầu tư tìm các điểm đảo chiều.
- Trường hợp cổ phiếu tạo cây nến xanh (giá đóng cửa cao hơn mở cửa) thì OBV được xác định bằng mức OBV trước thêm mức Volume mới.
- Trường hợp cổ phiếu tạo cây nến đỏ (giá đóng cửa thấp hơn mở cửa) thì OBV được xác định bằng mức OBV trước trừ đi mức Volume mới.
Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
Khi OBV và giá tiếp tục tăng sẽ báo hiệu xu hướng tăng, ngược lại, OBV giảm và giá giảm báo hiệu xu hướng giảm. Tín hiệu phân kỳ báo hiệu đảo chiều khi đường giá cổ phiếu tạo ra các đáy mới cao hơn đáy cũ (phân kỳ âm), đường giá cổ phiếu tạo ra các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ (phân kỳ dương) trong khi OBV tạo ra tín hiệu ngược lại. Nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua hay bán cổ phiếu tại các điểm đảo chiều.
Tín hiểu phân kỳ dương từ OBV báo hiệu đảo chiều tăng giá
Trong việc sử dụng OBV, nhà đầu tư nên áp dụng thêm các chỉ báo khác như RSI hay các đường trung bình (MA) …
Hy vọng bài viết này đem đến các bạn cái nhìn tổng quan về khối lượng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.
Đăng ký tư vấn miễn phí
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất