6 rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần biết
Mục lục [Ẩn]
6 rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Bảng so sánh mức độ lợi nhuận và rủi ro ở các loại trái phiếu hiện nay:
Tiêu chí | Trái phiếu Chính phủ | Trái phiếu Doanh nghiệp | Trái phiếu Ngân hàng |
Đơn vị phát hành | Bộ tài chính | Doanh nghiệp | Ngân hàng |
Rủi ro | Trái phiếu Doanh nghiệp > Trái phiếu Ngân hàng > Trái phiếu chính phủ Lưu ý: Mức độ rủi ro được sắp xếp theo hướng giảm dần |
||
Lợi nhuận | Trái phiếu Doanh nghiệp > Trái phiếu Ngân hàng > Trái phiếu chính phủ Lưu ý: Mức lợi nhuận được sắp xếp theo hướng giảm dần |
1.1. Lãi suất cao
Theo vận động của thị trường trái phiếu, giá trái phiếu sẽ tỷ lệ nghịch với lãi suất ngân hàng. Trường hợp giá trái phiếu tăng thì lãi suất ngân hàng sẽ giảm và ngược lại.
Khi lãi suất ngân hàng giảm, nhu cầu chuyển hướng qua các kênh đầu tư khác có xu hướng tăng (trong đó có đầu tư trái phiếu). Bởi vậy, không ít doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đó để tăng lãi suất phát hành, khiến giá trái phiếu tăng lên.
Giá trái phiếu tăng thì lãi suất thị trường sẽ giảm
1.2. Khả năng thanh toán
Không giống như tiền gửi ngân hàng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ không không thuộc đối tượng giám sát, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Doanh nghiệp phát hành và trái chủ sẽ hoạt động theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử vốn huy động và tự chịu trách nhiệm về thời gian và khả năng trả nợ. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt, mất khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu thì rủi ro là vô cùng lớn.
Khi doanh nghiệp phá sản, trái chủ chỉ được thanh toán khoản vốn và lãi suất trái phiếu khi tài sản của doanh nghiệp đã được dùng để đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ khác như: chi phí phá sản, nợ lượng/bảo hiểm/trợ cấp cho người lao động.
1.3. Tỷ lệ lạm phát
Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ nhận được nguồn lãi suất cố định. Do đó khi lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận sau cùng của nhà đầu tư.
Ví dụ: Lãi suất đầu tư trái phiếu doanh nghiệp A là 9.8%, nhưng cùng thời điểm năm đó tỷ lệ lạm phát trong nước đạt mức 7% thì mức lãi suất sau cùng mà nhà đầu tư nhận được chỉ là 2.8%.
1.4. Tính thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là trường hợp khi giá cả bị biến động khó lường, khiến cho nhà đầu tư không thể bán được trái phiếu mà mình đang sở hữu. Khi đó, nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ có thể đợi đến thời gian đáo hạn để có thể lấy lại vốn đầu tư từ phía doanh nghiệp.
1.5. Sự chủ quan của nhà đầu tư các nhân
Không ít các nhà đầu tư các nhân thiếu khả năng phân tích, đánh giá rủi ro khi tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Họ dễ dàng bị môi giới của doanh nghiệp chào mời mua trái phiếu thông qua việc ký kết "Hợp đồng đầu tư trái phiếu". Theo đó, dạng hợp đồng này là hình thức thỏa thuận dân sự, người nắm giữ trái phiếu không được coi là trái chủ dẫn đến nguy cơ bị mất tiền và không được pháp luật bảo vệ.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nâng lãi suất trái phiếu doanh nghiệp lên mức 12 - 15%/năm để huy động vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.
Nhà đầu tư cần đánh giá và phân tích rủi ro trước khi tham gia đầu tư trái phiếu
1.6. Mua trái phiếu không được chào bán qua phương tiện đại chung
Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là trái phiếu không được chào bán rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thay vào đó, loại chứng khoán này chỉ được phát hành cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (quy mô phát hành nhỏ), đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như: bằng cấp, số vốn tiểu thiểu 2 tỷ trong tài khoản chứng khoán kéo dài 180 ngày.
Mặc dù đã được các cơ quan quản lý khuyến nghị về mức độ rủi ro, một số bộ phận nhà đầu tư không chuyên, vì mong muốn lãi suất cao đã “lách luật” mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khi chưa thực sự hiểu về loại trái phiếu này.
Về bản chất, trái phiếu riêng lẻ thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất trái phiếu thông thường. Bởi vậy mà mức độ rủi ro của loại trái phiếu này cũng lớn hơn, điều đó có thể đến từ: mục đích phát hành, khoản nợ đáng có, khả năng tất toán,... Đặc biệt, trái phiếu riêng lẻ sẽ không chịu sự chi phối chặt chẽ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mà lại tính linh hoạt tự chủ của các bên tham gia.
Những lưu ý giúp hạn chế rủi ro khi đầu tư trái phiếu
2.1. Thời điểm mua trái phiếu
Khi xu hướng chung của thị trường chứng khoán bước vào chu kỳ tăng (chỉ số VNIndex có xu hướng tăng) thì phần lớn nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư cổ phiếu với tiền năng sinh lời cao. Ngược lại, trong thời kỳ thị trường suy thoái, tình hình kinh tế khó khăn thì trái phiếu doanh nghiệp sẽ là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả.
Khi đại dịch Covid bùng nổ đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc hơn 30%, ảnh hướng lớn đến hiệu quả sinh lời khi đầu tư vào cổ phiếu. Trong khi đó khi nắm giữ trái phiếu, nhà đầu tư vẫn sẽ nhận được nguồn lợi nhuận cố định mà không bị ảnh hưởng bởi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán downtrend là thời điểm vàng để đầu tư trái phiếu
2.2. Mức độ uy tín của doanh nghiệp phát hành
Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư phải tự chịu rủi ro và quyết định đầu tư của mình. Do đó, nhà đầu tư phải tiếp cận đầy đủ nội dung của doanh nghiệp bao gồm: thông tin doanh nghiệp phát hành, tổ chức môi giới, điều khoản trái phiếu, báo cáo tài chính,...
Nhằm đảm bảo tính minh bạch, nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi 4 công ty kiểm toán "Big4" là Deloitte, E&Y, PwC và KPMG.
2.3. Cân nhắc giữa rủi ro và lãi suất
Trên thị trường chứng khoán, lãi suất sẽ luôn đi liền với rủi ro. Lãi suất trái phiếu cao thì mức độ rủi ro lớn và ngược lại. Không ít doanh nghiệp muốn huy động vốn nhanh chóng để giải quyết khó khăn sẵn sàng tung ra mức lãi suất trái phiếu cao lên tới 14 - 15%/năm.
2.5. Ban lãnh đạo
Đội ngũ lãnh đạo uy tín, có kinh nghiệm thương trường và danh tiếng tốt là yếu tố nền tảng giúp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà đầu tư tuyệt đối không nghe theo tin đồn để ảnh hướng để hiệu quả đầu tư.
Những câu hỏi thường gặp khi đầu tư trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp có phải là tiền gửi ngân hàng không?
Trái phiếu doanh nghiệp không phải là tiền gửi ngân hàng. Trái phiếu doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc: doanh nghiệp phát hành tự vay, tự trả và phải chịu trách nhiệm về thời gian, số tiền cần trả nợ trong tương lai. So với gửi tiết kiệm ngân hàng, khi mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
Công ty/doanh nghiệp phân phối chào mời mua trái phiếu có đảm bảo an toàn không?
Các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ là đơn vị trung gian. Do đó, họ không có quyền và nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư khi mua mua trái phiếu. Doanh nghiệp phát hành sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn về khoản vay và lãi suất trái phiếu.
Tại sao doanh nghiệp lại phát hành trái phiếu mà không vay ngân hàng?
Phần lớn các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh đều vay ngân hàng và phát hành trái phiếu. Xét kênh huy động vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp chỉ vay vốn được các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, phát hành trái phiếu, doanh nghiệp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đến nguồn vốn dồi dào: cá nhân, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính,...
Trước khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tự trang bị kiến thức, đánh giá rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, không nên mua trái phiếu thông qua lời chào mời mà chưa tìm hiểu kỹ doanh nghiệp đầu tư.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất