So sánh chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu | Nên đầu tư vào đâu?
Mục lục [Ẩn]
So sánh chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu
1.1. Giống nhau
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều được coi là các khoản đầu tư có thu nhập cố định và tương đối an toàn. So với gửi tiết kiệm ngân hàng, hai kênh đầu tư này đều có thể mang lại lợi nhuận cao hơn với mức rủi ro mất vốn tương đối thấp.
1.2. Khác nhau
Tiêu chí |
Chứng chỉ tiền gửi |
Trái phiếu |
Bản chất |
Tương tự như số tiết kiệm ngân hàng |
Trái chủ cho doanh nghiệp, chính phủ vay vốn |
Đơn vị phát hành |
Ngân hàng, Tổ chức tín dụng |
Doanh nghiệp, Chính phủ, Ngân hàng |
Mục đích đầu tư |
Đầu tư trung và dài hạn |
Đầu tư dài hạn (có thể 3 năm, 5 năm, 10 năm,...) |
Lãi suất |
Lãi suất thấp hơn trái phiếu Khoảng 7,6%/năm |
Lãi suất cao hơn chứng chỉ tiền gửi Khoảng 8 - 13%/năm |
Rủi ro |
Mức độ rủi ro rất thấp |
Mức độ rủi ro thấp |
Tính thanh khoản |
Tính thanh khoản thấp |
Tính thanh khoản cao |
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là lợi nhuận cố định và tương đối an toàn
Chứng chỉ tiền gửi có phải là trái phiếu không?
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là hai kênh đầu tư hoàn toàn khác nhau. Về bản chất, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều là hình thức huy động vốn từ phía đơn vị phát hành. Tuy nhiên, trái phiếu là một loại chứng khoán, ngược lại chứng chỉ tiền gửi không phải là chứng khoán.
Xét về mức độ rủi ro, trái phiếu sẽ có mức độ rủi ro cao hơn chứng chỉ tiền gửi, bởi vậy tỷ suất sinh lời của trái phiếu cũng lớn hơn.
Nên đầu tư chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu?
3.1. Chứng chỉ tiền gửi
Lợi nhuận: Chứng chỉ tiền gửi là hình thức nhà đầu tư cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng vay tiền để nhận lại nguộn lợi nhuận cố định theo thỏa thuận. Bản chất của công cụ tài chính này sẽ tương tự như sổ tiết kiệm, bởi vậy nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về khoản lãi suất chứng chỉ tiền gửi nhận được.
Rủi ro: Chứng chỉ tiền gửi thường được phát hành bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính lớn, uy tín trên thị trường, do đó rủi ro chứng chỉ tiền gửi về mất vốn và lãi sẽ rất thấp. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với một số rủi ro khác như: rủi ro lạm phát, thanh khoản,...
3.2. Trái phiếu
Lợi nhuận: Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu sẽ cho doanh nghiệp vay vốn đề kinh doanh và nhận lại mức lợi nhuận cố định hàng năm. Thông thường, mức lãi suất này sẽ có hơn so với chứng chỉ tiền gửi.
Rủi ro: Thực tế, lợi nhuận từ trái phiếu thường cao hơn chứng chỉ tiền gửi, bởi vậy mức rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt khi nắm giữ trái phiếu cũng cao hơn. Trái phiếu được phát hành bởi Chính phủ hoặc Doanh nghiệp.
Khi đầu trái phiếu Chính phủ nhà đầu tư có thể yên tâm về chất lượng tín dụng. Tuy nhiên khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rủi ro khi doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán khoản lợi nhuận và vốn vay. Khi đó khoản vốn vay phát hành từ trái phiếu sẽ được thanh toán thông qua việc thanh lý tài sản hoặc nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện thỏa thuận giãn nợ.
>> Để hiểu hơn về những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: 6 rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần biết
2.3. Kết luận
Thực tế, việc đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, nhu cầu thanh toán và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.
Bạn nên chọn chứng chỉ tiền gửi nếu:
- Bạn muốn một kênh đầu tư có tính thanh khoản tốt, thời gian xoay vòng vốn nhanh.
- Bạn mong muốn lựa chọn kênh đầu tư an toàn, minh bạch.
Bạn nên chọn trái phiếu nếu:
- Bạn mong muốn một kênh đầu tư có lãi suất cao hơn để tối đa hóa khả năng sinh lời.
- Bạn có khoản tiền nhàn rỗi và chưa có nhu cầu sử dụng trong tương lai (thời gian tính bằng năm).
Nhìn chung, đầu tư chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu đều là kênh đầu tư an toàn giúp nhà đầu tư có thể tối ưu được khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức lãi suất, tính thanh khoản và thời gian xoay vòng vốn mà bạn có thể lựa chọn kênh đầu tư phù hợp.
Đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro
Một số câu hỏi thường gặp khi đầu tư chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ xác nhận nghĩa vụ nợ của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đối với nhà đầu tư mua và nắm giữ chứng chỉ tiền gửi. Bản chất đây là kênh huy động vốn, nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ tiền gửi sẽ nhận được lợi nhuận cố định theo thỏa thuận với ngân hàng hoặc tổ chức phát hành.
Chứng chỉ tiền gửi là chứng khoán nợ phải không?
Chứng chỉ tiền gửi có phải là chứng khoán không? Câu trả lời là KHÔNG. Bởi lẽ, theo Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 Việt Nam quy định, chứng khoán là tài sản bao gồm các loại như: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác được Chính phủ Việt Nam quy định.
Chứng chỉ tiền gửi có an toàn hơn trái phiếu kho bạc không?
Nếu như chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi ngân hàng thì trái phiếu kho bạc là sản phẩm của kho bạc nhà nước. Bởi vậy, cả hai sản phẩm này đều có tính an toàn ngang nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu kho bạc vẫn sẽ tồn tại:
- Rủi ro lãi suất.
- Rủi ro khi rút trước hạn.
- Rủi ro vỡ nợ, lạm phát, phá sản.
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu, loại nào mang lại thu nhập tốt nhất?
So với chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu sẽ có khả năng sinh lời tốt hơn.
Trong trường hợp mua chứng chỉ tiền gửi, nhà đầu tư chỉ có thể rút tiền bằng cách đợi hết kỳ hạn hoặc rút trước hạn. Ngược lại với trái phiếu, nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển nhượng, cầm cố để thu về số vốn như mong muốn. Giá của trái phiếu sẽ phụ thuộc vào mệnh giá, lãi suất trái phiếu so với lãi suất thị trường.
Trên đây là nội dung so sánh chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Thực tế, đây là hai kênh đầu tư có mức sinh lời hấp dẫn cho những nhà đầu tư đề cao tính an toàn. Mong rằng bài viết trên đây có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
>> Để hiểu hơn về các trái phiếu ngân hàng an toàn, tiềm năng sinh lời tốt tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Trái phiếu ngân hàng là gì? 4 trái phiếu ngân hàng đáng đầu tư hiện nay
Đừng quên nhấn nút đăng ký bên dưới để nhận thông tin tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất