avatart

khach

icon

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế

- 28/02/2019

0

Bảo hiểm y tế

28/02/2019

0

Chính sách BHYT liên tục thay đổi để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia.

Mục lục [Ẩn]

BHYT là gì?

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ Quỹ bảo hiểm y tế.

Khi tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi khi khám chữa bệnh để giảm bớt gánh nặng tài chính nếu chẳng may bị ốm đau phải đi viện.

Là người mới tham gia, chắc chắn bạn sẽ còn điều bỡ ngỡ về thẻ BHYT. Hãy cùng giải đáp các thắc mắc thường gặp trong bài viết dưới đây.

Những thay đổi về thẻ Bảo hiểm y tế từ năm 2019 cần biết.

Thẻ BHYT

Thẻ BHYT

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về thẻ BHYT

Chưa xuất trình thẻ BHYT khi cấp cứu có được thanh toán?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6, Điều 8, Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định như sau:

6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở y tế làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh như trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến quy định.

Đối với cơ sở y tế không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, khi người bệnh ra viện, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh các giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý, các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 14, 15 và Điều 16 Thông tư này.

=> Vậy nếu bạn nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Bạn phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và chứng minh nhân dân trước khi bạn ra viện.

Hướng dẫn cách chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Những giấy tờ nào cần mang theo khi đi khám chữa bệnh BHYT?

Những giấy tờ cần mang theo khi đi khám chữa bệnh BHYT theo quy định mới được dựa theo căn cứ tại Điều 15, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 17/10/2018 và sẽ có hiệu lực từ 1/12/2018. Cụ thể như sau:

Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

4. Người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.

7. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.

8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài các thủ tục quy định tại Điều này. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.

Tìm hiểu ngay:

Cần mang đầy đủ giấy tờ khi khám chữa bệnh BHYT

Cần mang đầy đủ giấy tờ khi khám chữa bệnh BHYT

Giá trị sử dụng của thẻ BHYT được tính từ khi nào?

Cũng theo Điều 13, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:

Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng

1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.

2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:

a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Đối với đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:

a) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

b) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

- Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

8. Đối với đối tượng khác, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế.

9. Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế quy định tại Điều này tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định, trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi.

Hưởng BHYT ra sao khi tự khám bệnh ở tuyến trung ương?

Theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.

Trường hợp nào được hưởng 100% chi phí KCB BHYT?

Trong Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp được hưởng 100% chi phí KCB BHYT theo quy định mới nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo bài viết sau:

Trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT

Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT

Trường hợp nào được đổi lại và gia hạn thẻ BHYT?

Trường hợp được đổi lại thẻ BHYT

Theo điểm a khoản 1 Điều 19 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH 2014 ngày 10/07/2014 hợp nhất Luật Bảo hiểm Y tế (Hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 quy định về một trong các trường hợp đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

a) Rách, nát hoặc hỏng;

b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Tìm hiểu ngay:

Trường hợp được gia hạn thẻ BHYT

Hiện nay, cơ quan BHXH Việt Nam chưa ban hành văn bản nào quy định cụ thể về thời hạn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, vấn đề này đã được Cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh đề cập tại Điểm 3 mục III Hướng dẫn số: 2616/HD-BHXH như sau:

Đối với người đã tham gia BHYT từ trước (kể cả bắt buộc lẫn tự nguyện), nay tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện, để đảm bảo được hưởng quyền lợi BHYT liên tục, phải đóng tiền BHYT trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng ít nhất 10 ngày theo quy định.”

Như vậy, trong trường hợp này, người lao động sử dụng thẻ bảo hiểm y tế chuẩn bị hết giá trị sử dụng thì trước đó 30 ngày sẽ tiến hành làm thủ tục xin gia hạn thẻ bảo hiểm y tế, còn đối với trường hợp thẻ bảo hiểm y tế hết giá trị sử dụng thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn người sử dụng thẻ phải tiến hành làm thủ tục xin gia hạn thẻ bảo hiểm y tế. Khi đó, thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị tiếp nối với ngày hết hạn trên thẻ bảo hiểm y tế cũ.

Đọc ngay: Hướng dẫn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế.

Mức đóng BHYT theo hộ gia đình năm 2019 có gì mới?

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên thuộc hộ gia đình được quy định như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Xem ngay: Mua bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?

Mức lương cơ sở đến ngày 30/6/2019 là 1,39 triệu đồng/tháng; từ ngày 1/7/2019, mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14. Như vậy, mức đóng BHYT theo hộ gia đình 2019 như sau:

Mức đóng Từ 1/1/2019 - 30/6/2019 Từ 1/7/2019

Người thứ nhất

750.600 đồng/năm 804.600 đồng/năm

Người thứ 2

525.000 đồng/năm 563.220 đồng/năm

Người thứ 3

450.360 đồng/năm 482.760 đồng/năm

Người thứ 4

375.300 đồng/năm 402.300 đồng/năm

Người thứ 5 trở đi

300.000 đồng/năm 321.840 đồng/năm

Thủ tục cấp lại thẻ BHYT bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT được quy định tại khoản 4 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:

Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);

c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để được cấp lại thẻ BHYT

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để được cấp lại thẻ BHYT

Thẻ Bảo hiểm y tế có sai sót, người dân đi sửa ở đâu?

Theo ông Võ Khánh Bình, Trưởng Ban Sổ - Thẻ BHXH Việt Nam, trong trường hợp thông tin in trên thẻ BHYT có sai sót, người dân có thể đề nghị điều chỉnh thông tin bằng nhiều cách:

  • Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để đề nghị điều chỉnh và đổi thẻ BHYT mới;
    Thông qua đơn vị quản lý đối tượng, đại lý thu để đề nghị cơ quan BHXH điều chỉnh thông tin và đổi thẻ BHYT mới.
  • Cơ quan BHXH nhận được đề nghị điều chỉnh sai sót thì thực hiện ngay việc đổi thẻ BHYT mới và phối hợp với Bưu điện, đơn vị quản lý đối tượng, đại lý thu để chuyển thẻ đến tận tay người tham gia BHYT.

Xem thêm: Tại sao đi khám sức khỏe có bảo hiểm y tế mà không được chi trả?

Thẻ BHYT hết hạn có được thanh toán không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 27. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp

9. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho người bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng.

Hy vọng những giải đáp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về BHYT để an tâm khi tham gia loại hình bảo hiểm này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *