avatart

khach

icon

Cập nhật mức hưởng Bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh vượt, trái tuyến 2019

Bảo hiểm y tế

- 19/08/2019

0

Bảo hiểm y tế

19/08/2019

0

Vì một lý do nào đó buộc bạn và những người xung quanh phải vượt tuyến bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Đừng quá lo lắng vì những thông tin sau đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về khám chữa bệnh BHYT trái tuyến.

Mục lục [Ẩn]

Quy định mới về thẻ BHYT năm 2019

Không in mới thẻ BHYT từ năm 2019

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ năm 2019, sẽ không còn in, cấp mới thẻ BHYT như những năm trước đây. Thay vào đó, người tham gia BHYT vẫn tiếp tục sử dụng thẻ đã được cấp năm 2018.

Chính vì thế, một trong những điểm mới trên thẻ BHYT năm 2019 là không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ, mà chỉ ghi ngày thẻ bắt đầu có giá trị sử dụng. Đồng thời, việc triển khai thẻ BHYT điện tử cũng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam xúc tiến triển khai theo quy định tại Công văn 384/BHXH-CSXH.

Tìm hiểu thêm: Luật Bảo hiểm y tế - Những điều bạn cần nắm vững

Những thay đổi mới nhất của bảo hiểm y tế năm 2019

Những thay đổi mới nhất của bảo hiểm y tế năm 2019

Tăng mức đóng BHYT với nhiều đối tượng

Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14. Trong khi đó, Luật Bảo hiểm y tế quy định, mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng sau đây bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Cụ thể như:

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

-  Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

- Người tham gia BHYT hộ gia đình.

Khi lương cơ sở tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng trên là 67.050 đồng/tháng, thay cho 62.550 đồng/tháng như trước.

Hàng loạt loại thuốc được BHYT chi trả

Từ ngày 01/01/2019, Bộ Y tế áp dụng Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ mới thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo Thông tư 30/2018/TT-BYT.

Theo đó, hàng loạt loại thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo BHYT như: Thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…; thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; thuốc giảm đau, hạ sốt…

Xem thêm: Trường hợp nào được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế?

Theo quy định, BHYT sẽ thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không thanh toán trong các trường hợp như: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh…

Trên đây là toàn bộ điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế năm 2019. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các văn bản khác liên quan đến lĩnh vực Y TẾ - SỨC KHỎE.

Có thể được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo điểm d, khoản 1 Điều 14 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Từ nay đến 30/06/2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 208.500 đồng thì được người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng).

Nhưng từ ngày 01/07/2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 223.500 đồng thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi nêu trên (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng).

Điều chỉnh giá khám bệnh BHYT

Từ ngày 15/01/2019, Thông tư 39/2018/TT-BYT sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó quy định cụ thể về giá khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Cụ thể, giá khám bệnh BHYT được điều chỉnh như sau:

  • Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 37.000 đồng/lượt (tăng 3.900 đồng);
  • Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (tăng 3.400 đồng);
  • Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (tăng 2.800 đồng);
  • Bệnh viện hạng IV, Trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (tăng 2.700 đồng).

Bên cạnh đó, giá ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu là 441.000 đồng với bệnh viện hạng đặc biệt; 411.000 với bệnh viện hạng I, 314.000 với bệnh viện hạng II, 272.000 với bệnh viện hạng III và 242.000 với bệnh viện hạng IV.

Cũng từ ngày 15/01/2019, Bộ Y tế cũng áp dụng khung giá khám, chữa bệnh mới với người không có BHYT.

Xem thêm: Chi tiết những quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng

Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2019 là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2019 là bao nhiêu?

Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh năm 2019

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), người tham gia BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến trong năm 2019, được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.

Cũng theo khoản 4 Điều này, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí theo mức hưởng theo quy định trên, trừ các trường hợp sau: Cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Thủ tục thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT

Hồ sơ thanh toán

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT (mẫu số: 07/GĐYT).

2. Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và 1 loại giấy tờ tuỳ thân có ảnh hợp lệ (bản phô tô, có bản gốc kèm theo để đối chiếu).

Xem thêm: Những điều cần biết khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế

Hồ sơ đăng ký sử dụng bảo hiểm y tế mới nhất

Hồ sơ đăng ký sử dụng bảo hiểm y tế mới nhất

3. Đơn thuốc hoặc sổ y bạ, giấy hẹn tái khám theo đúng quy chế bệnh viện (bản phô tô, có bản gốc kèm theo để đối chiếu).

4. Giấy ra viện đối với bệnh nhân điều trị nội trú (bản phô tô, có bản gốc kèm theo để đối chiếu);

5. Biên lai thu viện phí, hoá đơn mua thuốc… theo quy định của Bộ Tài chính (bản gốc).

6. Giấy xác nhận thời gian tham gia BHYT 3 năm liên tục theo mẫu số C85-HD (đối với trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao hoặc thuốc chống thải ghép, thuốc ung thư ngoài danh mục)

7. Giấy Uỷ quyền hoặc giấy chứng nhận quyền đại diện hợp pháp cho người  bệnh (đối với trường hợp người bệnh không tự đến cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB).

8. Giấy chứng tử (đối với trường hợp thanh toán trợ cấp tử vong);

9. Hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc KCB ở nước ngoài có xác nhận của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi bệnh nhân tham gia BHYT (đối với các trường hợp KCB ở nước ngoài)

10. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Quy trình thanh toán

Đối với người bệnh

- Nộp hồ sơ (bao gồm các loại giấy tờ như trình bày tại mục thành phần hồ sơ, cơ quan BHXH cung cấp mẫu Giấy đề nghị thanh toán - mẫu số 07/GĐYT) tại cơ quan BHXH cấp tỉnh và nhận Giấy hẹn thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT (mẫu số 05/GĐYT).

- Nhận kết quả trả lời tại cơ quan BHXH cấp tỉnh hay huyện (theo địa chỉ ghi trên Giấy hẹn thanh toán - mẫu số 05/GĐYT, trường hợp được lĩnh tiền sẽ lĩnh tại phòng kế hoạch tài chính của BHXH tỉnh hoặc huyện nơi trả lời kết quả).

Đối với cơ quan BHXH

- Cung cấp mẫu Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp - mẫu số 07/GĐYT cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán, tiếp nhận hồ sơ và viết Giấy hẹn thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT (mẫu số 05/GĐYT) cho người bệnh.

- Tổ chức giám định (đối với trường hợp người bệnh KCB trong tỉnh) hoặc yêu cầu giám định ngoại tỉnh (Phiếu yêu cầu giám định theo mẫu số 06/GĐYT trong trường hợp người bệnh KCB ở tỉnh khác) để lập Phiếu giám định chi phí KCB BHYT (mẫu 08/GĐYT).

- Lập Bảng thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT (mẫu số C78-HD) để trả lời kết quả và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng

Hy vọng những thông tin về BHYT trái tuyến ở trên đã giúp các bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức bổ ích khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất về BHYT của chúng tôi để trở thành người tiêu dùng thông thái các bạn nhé!


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *